Wednesday, May 11, 2016
Quyền Lực Thứ Tư - Chương 10
Báo
NEWS CHRONICLE
Ngày 1 tháng Mười, 1946
TOÀ ÁN NUREMBERG: TỘI ÁC CỦA GOERING ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VÌ TẦM CỠ CỦA NÓ.
Khi Keith Townsend đến trường Worcester, Oxford theo học khoa Chính trị, Triết học và Kinh tế, cảm giác đầu tiên của anh về nước Anh hoàn toàn giống như những gì anh đã nghĩ: tự mãn, hợm hĩnh và kênh kiệu, cứ như vẫn đang là thời đại Nữ hoàng Victoria. Xã hội chỉ phân chia hai loại người: các sĩ quan và các đẳng cấp khác, và vì Keith từ xứ thuộc địa đến, nên ai nấy đều sớm tỏ cho anh thấy rõ anh thuộc đẳng cấp nào.
Hầu như tất cả sinh viên cùng trường đều là hình ảnh của một ông Jessop thủa còn trẻ, và đến cuối tuần lễ đầu tiên, Keith lẽ ra đã sung sướng trở về nhà nếu như không có ông thầy hướng dẫn thảo luận tổ của anh. Tiến sĩ Howard lại là bức tranh tương phản hoàn toàn với ông hiệu trưởng cũ. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên khi anh chàng thanh niên người Úc, trong lúc uống rượu đã nói với ông rằng anh ta khinh bỉ cái hệ thống đẳng cấp của nước Anh, thể hiện rất rõ trong đám học sinh của trường. Thậm chí ông còn kiềm chế không bình luận về bức tượng bán thân của Lênin mà Keith để trên nóc lò sưởi, nơi năm trước còn treo ảnh Hầu tước Salisbury.
Tiến sĩ Howard không sẵn có cách giải quyết vấn đề đẳng cấp. Thực tế, lời khuyên duy nhất của ông là anh nên dự Hội chợ của sinh viên mới vào trường: ở đó anh sẽ biết tất cả về những câu lạc bộ, những hội mà sinh viên có thể tham gia, và có lẽ sẽ tìm được những gì hợp với sở thích của mình.
Theo lời khuyên của tiến sĩ Howard, suốt buổi sáng hôm sau Keith ngồi nghe người ta giảng giải tại sao anh cần phải trở thành hội viên Câu lạc bộ bơi thuyền, Hội tem, Hội kịch, Hội cờ vua, Hội huấn luyện sĩ quan và đặc biệt là tờ báo của sinh viên. Nhưng sau khi gặp tổng biên tập của tờ Cherwell và nghe quan điểm của anh ta về việc cần quản lý tờ báo như thế nào, anh quyết định tập trung vào chính trị. Anh rời hội chợ sinh viên, có trong tay đơn xin gia nhập Liên đoàn Oxford và Câu lạc bộ Lao Động.
Thứ Ba tiếp theo, Keith tìm đường đến Cánh tay Những Người Thợ xây. Ở đó người coi quầy rượu chỉ cho anh theo cầu thang lên một căn phòng nhỏ là nơi thành viên CLB Lao Động thường họp.
Chủ tịch CLB Rex Siddons lập tức nghi ngờ người anh em Keith vì anh chàng này ngay từ đầu cứ đòi nói chuyện với ông ta. Townsend có đủ mọi biểu hiện của một tay thuộc phái Bảo thủ truyền thống: cha được phong tước, học trường tư, có tiền học riêng và lại còn có cả chiếc ô tô cũ hiệu Mate.
Nhưng qua nhiều tuần, và tối thứ Ba nào các hội viên của CLB Lao Động cũng được nghe quan điểm của Keith về nền quân chủ, về trường tư thục, hệ thống huy chương và tầng lớp thượng lưu của Oxford và Cambridge, thì anh trở thành Đồng chí Keith. Một vài người sau khi họp còn đến phòng anh, thảo luận tới sáng về cách làm thế nào để thay đổi thế giới một khi họ đã ra khỏi cái "nơi kinh khủng này".
Suốt học kỳ đầu, Keith ngạc nhiên thấy nếu anh không có mặt trong buổi lên lớp, hoặc thậm chí không có mặt trong buổi thảo luận tổ mà sẽ phải đọc bài của mình cho thầy hướng dẫn nghe, anh không hề bị trừng phạt hoặc thậm chí bị quở trách. Phải mất vài tuần anh mới làm quen được với một hệ thống tự giác khép mình vào kỷ luật, và đến cuối học kỳ đầu, cha anh doạ nếu anh không chí thú học hành, ông sẽ cắt trợ cấp, lôi anh về nhà làm việc.
Trong học kỳ hai, cứ thứ Sáu Keith lại viết một lá thư dài cho cha, kể rõ về khối lượng bài vở mà anh đang làm và điều này hình như đã ngăn bớt được những lời trách mắng. Thỉnh thoảng anh còn lên lớp ngồi nghe, nhưng đầu thì tập trung vào việc tìm cách hoàn thiện hệ thống chơi rulét.
Trong kỳ hè, Keith phát hiện ra Cheltenham, Newmarket, Ascot, Doncaster và Epsom , vì thế đảm bảo anh không bao giờ còn đủ tiền mua một sơ mi mới, hoặc thậm chí một đôi tất mới.
Suốt kỳ nghỉ, rất nhiều lần anh phải ăn tại ga tàu hoả, mà vì ở gần Worcester nên nhiều sinh viên coi đó như căng tin trường. Một tối, sau khi uống hơi quá chén tại Cánh tay Những người Thợ xây, Keith bôi lên bức tường có từ thế kỷ XVIII của Worcester hàng chữ tiếng Pháp: "Tuyệt diệu, nhưng không phải nhà ga".
Cuối năm học thứ nhất, Keith chẳng có gì nhiều để chứng tỏ thành quả của mười hai tháng học hành tại đại học, ngoài một nhóm nhỏ bạn bè, những người cũng giống như anh quyết tâm thay đổi chế độ này để đem lại lợi ích cho đa số.
Mẹ anh thường xuyên viết thư gợi ý anh nên nhân kỳ nghỉ qua thăm châu Âu vì rất có thể không bao giờ anh còn dịp làm được như vậy. Anh nghe lời khuyên của bà, bắt đầu vạch ra một kế hoạch mà lẽ ra anh đã thực hiện được nếu không gặp tay nhà báo phụ trách các tin chính của tờ Oxford Mail khi uống bia trong một quán nhỏ.
Mẹ thân yêu,
Con mới nhận được thư trong đó mẹ gợi ý những việc con nên làm trong kỳ nghỉ. Con đã nghĩ nghe theo lời khuyên của mẹ, đánh xe đi dọc bờ biển của nước Pháp, có thể đến tận Deauville, nhưng đó là trước khi con gặp biên tập viên của tờ Oxford Mail; ông này lại muốn tạo cơ hội cho con tới thăm Berlin.
Họ muốn con viết bốn bài, mỗi bài khoảng một ngàn từ, về cuộc sống ở nước Đức dưới thời các lực lượng Đồng minh chiếm đóng, sau đó tới Dresden để viết về việc xây dựng lại thành phố này. Nếu được đăng, mỗi bài họ trả cho con hai mươi guinea. Vì tình trạng tài chính rất bấp bênh, mà lỗi là ở con chứ không phải tại mẹ, nên Berlin đã thay thế cho Deauville.
Nếu ở Đức họ còn có cái gọi là bưu ảnh, thì con sẽ gửi cho mẹ một chiếc, cùng bốn bài báo cho bố xem xét. Có thể tờ Courier cũng quan tâm chăng?
Con xin lỗi không về thăm mẹ hè này được.
Con của mẹ,
Keith
Khi học kỳ kết thúc, Keith cùng đi theo hướng của nhiều sinh viên khác. Anh lái chiếc MG xuống Dover, lên phà vượt eo biển tới Calais. Nhưng khi những sinh viên kia xuống phà bắt đầu chuyến đi thăm những thành phố lịch sử ở lục địa thì anh lại đánh xe về hướng đông bắc, theo đường tới Berlin. Trời rất nóng, nên lần đầu tiên Keith có thể hạ mui xe xuống.
Lái xe dọc theo những con đường ngoằn nghoèo của Pháp và Bỉ, anh thường nghĩ mới hồi nào đây châu Âu còn đang có chiến tranh. Những thôn xóm, ruộng đồng bị tàn phá, nơi xe tăng thay thế cho máy cày, những ngôi nhà bị bom đạn trong khu vực giữa đội quân đang rút chạy và đội quân tiến công, những con sông ngổn ngang các phương tiện quân sự đang han rỉ. Mỗi khi xe chạv qua những ngôi nhà bị bom đạn phá nát, những khung cảnh ven đường bị tàn phá, thì ý nghĩ về Deauville với những sòng bạc, những trường đua ngựa lại càng hấp dẫn anh hơn.
Khi trời tối quá, không còn nhìn thấy các ổ gà trên đường mà tránh nữa, Keith bỏ đường lớn, cho xe chạy khoảng vài trăm mét dọc một con đường nhỏ im ắng. Anh đỗ xe bên đường, lăn ra ngủ li bì. Bị đánh thức khi trời vẫn còn tối bởi tiếng xe tải chạy ầm ầm về phía biên giới với Đức, anh viết một nhận xét: "Quân đội thức dậy không cần theo quy luật của mặt trời". Phải mấy lần khởi động, xe mới nổ lại được. Anh dụi mắt, quay xe trở lại đường lớn, cố nhớ cho xe chạy phía bên phải đường.
Vài tiếng sau, anh tới được biên giới và phải đứng đợi trong một hàng dài: bất cứ ai muốn vào Đức đều bị kiểm tra rất kỹ. Cuối cùng anh cũng lên được đầu hàng, ở đó một sĩ quan hải quan xem kỹ hộ chiếu của anh. Khi phát hiện Keith là người Úc, anh ta nói câu châm chọc về Donald Bradman rồi vẫy tay cho anh qua.
Dù đã đọc hoặc nghe nhiều, nhưng Keith vẫn hoàn toàn bất ngờ với những điều anh thấy ở một đất nước bị bại trận. Anh phải cho xe chạy chậm dần vì những vết nứt trên đường chuyển thành những hố sâu hoắm, rồi càng về sau chúng càng giống những cái ao nhỏ. Không lâu sau, anh chỉ có thể đánh xe chạy như rùa được khoảng vài trăm mét, cứ như lái xe chạy điện húc nhau trong một trò chơi ở công viên. Và khi đã có thể cho xe chạy với tốc độ bốn mươi cây số một giờ, anh lại phải tránh xe qua bên, nhường một đoàn xe tải khác, lần này trên cánh cửa xe có in những ngôi sao đỏ, rầm rập chạy giữa đường.
Anh quyết định dùng thời gian chờ đường để ăn trong một quán nhỏ cạnh đó. Đồ ăn không nuốt nổi, bia thì nhạt thếch, trong khi những cái nhìn hằn học của người chủ quán và thực khách cho thấy anh không hề được hoan nghênh. Anh chẳng buồn gọi món thứ hai, nhanh chóng tính tiền rồi đi.
Anh đánh xe theo hướng thủ đô nước Đức, nhích chầm chậm từng dặm đường, đến được ngoại vi thành phố chỉ vài phút trước khi đèn xe báo hết xăng. Anh lập tức tìm kiếm một khách sạn ở những phố nhỏ. Anh biết rằng càng vào trung tâm thành phố, càng ít khả năng anh có thể chịu đựng nổi giá thuê phòng.
Cuối cùng, anh cũng tìm được một nhà nghỉ ở góc một phố bị bom phá nát. Nó đứng chơ vơ một mình, cứ như không cần biết xung quanh đã xảy ra chuyện gì. Anh đẩy cửa bước vào. Căn phòng bẩn thỉu được chiếu sáng bằng một ngọn nến duy nhất, người lễ tân mặc chiếc quần dài rộng thùng thình, sơ mi xám, sưng sỉa đứng sau quầy. Ông ta không buồn nhúc nhích khi Keith cố đặt phòng. Keith chỉ biết vài tiếng Đức, vì vậy cuối cùng anh đành giơ cả bàn tay, hy vọng ông ta sẽ hiểu anh muốn trọ năm tối.
Ông ta miễn cưỡng gật đầu, lấy chìa khoá treo trên cái móc phía sau, dẫn vị khách leo cầu thang không trải thảm tới một phòng trong góc tầng hai. Keith bỏ túi xách xuống, đứng nhìn chiếc giường nhỏ, một chiếc ghế, chiếc tủ xiêu vẹo và chiếc bàn nham nhở. Anh đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài chỉ thấy những đống gạch vụn đổ nát, chợt nghĩ đến hồ nước yên bình mà anh thường nhìn từ cửa sổ ký túc xá. Anh quay lại định nói "Cám ơn", nhưng người lễ tân đã đi từ lúc nào.
Sau khi dỡ đồ, Keith kéo chiếc ghế lại gần bàn bên cửa sổ, và suốt mấy tiếng đồng hồ, với cảm giác tội lỗi, viết lại những cảm nghĩ đầu tiên của mình về một đất nước thất trận.
Sáng hôm sau, Keith thức giấc khi mặt trời chiếu qua ô cửa sổ không rèm. Anh phải mất nhiều thời gian mới rửa ráy xong trong chiếc chậu rửa không nút đậy, mà nước cũng chỉ rỉ từng giọt. Anh quyết định không cạo râu. Mặc quần áo xong, anh xuống nhà, mở mấy cửa liền tìm nhà bếp. Một phụ nữ đang đứng bên bếp quay lại, cố nở nụ cười. Bà vẫy tay ra hiệu anh tới ngồi bên bàn.
Bằng thứ tiếng Anh giả cầy, bà giải thích rằng trừ bột mì ra còn mọi thứ đều khan hiếm. Bà bày ra trước mặt anh hai lát bánh mì, trên có bôi một lớp mỏng trông giống như bơ hoặc mứt. Anh cám ơn và lại được đáp lại bằng một nụ cười. Sau khi uống cốc thứ hai của cái mà bà ta khẳng định là sữa, anh trở về phòng, ngồi ở cuối giường kiểm tra các địa chỉ cần gặp, rồi cố gắng tìm chúng trên chiếc bản đồ thành phố đã cũ mà anh nhặt tại cửa hàng Blackwell ở Oxford. Khi ra khỏi khách sạn, đồng hồ mới chỉ hơn tám giờ, nhưng đây là một cuộc gặp anh không muốn để lỡ.
Keith đã bố trí thời gian để có thể tới thăm mỗi khu vực của thành phố bị chia cắt này một ngày. Anh dự định thăm khu vực do Nga cai quản cuối cùng để có thể so sánh với ba khu vực của các nước đồng minh chiếm đóng. Những gì anh thấy, cứ cho như một sự cải thiện đáng kể, hẳn sẽ làm vừa lòng đám bạn của anh ở Câu Lạc bộ Lao Động, những người luôn tin rằng những gì "Chú Joe" đang làm còn tốt hơn cả Attllee, Auriol và Truman cộng lại, mặc dù điểm phía đông xa nhất mà hầu hết bọn họ đã đến mới là Cambridge.
Trên đường vào thành phố, Keith phải dừng xe mấy lần để hỏi đường tới Siemensstrasse. Cuối cùng, khoảng mấy phút trước chín giờ, anh tìm được trụ sở của Văn phòng Kiểm soát Dịch vụ Thông tin và Quan hệ Công cộng của Anh, viết tắt là PRISC. Anh đỗ xe, hoà trong đoàn binh lính và phụ nữ mặc quân phục các mầu đang leo những bậc thang rộng bằng đá rồi qua một cửa xoay. Một chiếc biển cảnh báo thang máy bị hỏng, vì vậy anh phải leo bộ năm tầng lên văn phòng của PRISC. Mặc dù đến sớm hơn giờ hẹn, anh vẫn đến trình diện tại bàn thư ký.
"Tôi có thể giúp ngài được gì?" Một hạ sĩ trẻ đứng sau bàn hỏi. Trước nay Keith chưa bao giờ được phụ nữ gọi là "ngài", vì vậy anh có vẻ không thích.
Anh lấy từ túi áo trong ra một phong thư, đưa qua bàn cho cô ta. "Tôi có hẹn với giám đốc văn phòng lúc chín giờ".
” Tôi nghĩ ông ấy chưa đến. Nhưng để tôi xem lại, thưa ngài”.
Cô ta nhấc điện thoại nói chuyện với một đồng nghiệp. "Sẽ có người ra gặp ngài bây giờ", cô ta đặt máy xuống nói. "Mời ngài ngồi".
Mấy phút hoá ra là gần một tiếng; trong thời gian đó, Keith đã đọc từ trang đầu đến trang cuối hai tờ báo trên bàn cà phê, nhưng không ai mời anh cà phê cả. Der Berliner chẳng khá gì hơn tờ Cherwell, tờ báo sinh viên ở Oxford mà anh thường chế giễu, còn Der Telegraf càng tồi tệ hơn. Nhưng vì giám đốc của PRISC được nhắc đến hầu như trên các trang của tờ Der Telegraf, nên Keith hy vọng người ta không hỏi ý kiến anh nghĩ thế nào về các báo này.
Cuối cùng một phụ nữ khác xuất hiện, hỏi ai là ông Townsend. Keith đứng vụt dậy, đến bên bàn.
"Tôi là Sally Carr", cô ta nói với giọng cockney nghe rất vui tai. "Tôi là thư ký giám đốc. Tôi có thể giúp gì được ông?”.
"Tôi đã viết cho chị từ Oxford", Keith đáp, hy vọng giọng mình nghe già hơn tuổi. "Tôi là phóng viên của tờ Oxford Mail, được giao viết một loạt bài về điều kiện sinh hoạt ở Berlin. Tôi có hẹn gặp...", anh lật lá thư. "...Đại uý Armstrong".
"À, tôi nhớ ra rồi", cô Carr nói. "Nhưng tôi e rằng Đại uý Armstrong sáng nay bận thăm khu vực của Nga. Tôi không nghĩ ông sẽ trở lại văn phòng trong ngày. Nếu sáng mai ông đến, tôi tin ông ấy sẽ rất vui lòng tiếp ông". Keith cố không tỏ vẻ thất vọng, nói rằng anh sẽ trở lại lúc chín giờ sáng hôm sau. Giá như anh không nghe nói đại uý Armstrong biết Berlin còn rõ hơn tất cả các sĩ quan tham mưu khác cộng lại, chắc anh đã chẳng cần gặp làm gì.
Ngày hôm đó anh đi thăm khu vực do Anh chiếm đóng, thỉnh thoảng dừng chân ghi lại những gì cần cho bài viết: Cách người Anh đối xử với người Đức bại trận; những cửa hàng trống trơn hàng hoá trong khi quá nhiều khách hàng; các góc phố đều đầy người xếp hàng chờ mua thực phẩm; mỗi khi bị nhìn thẳng mặt, người Đức lại cúi đầu... Khi đồng hồ ở phía xa điểm mười hai tiếng, anh bước vào một quầy rượu ồn ào toàn lính mặc quân phục, chọn một chỗ ở cuối quầy. Cuối cùng, khi người bồi bàn đến hỏi, anh gọi một cốc bia to cùng bánh mỳ kẹp pho mát, nhưng không biết tiếng Đức của mình nghe có đúng không. Ngay tại quầy rượu, anh ghi lại một vài điều. Nhìn những người bồi đi lại phục vụ, anh chợt hiểu ra rằng nếu ai mặc đồ dân sự sẽ được phục vụ sau đám quân phục, bất kể người đó là ai.
Các giọng điệu khác nhau trong phòng làm anh nghĩ hệ thống giai cấp cũng được duy dưỡng ngay cả khi người Anh đang chiếm đóng thành phố của người khác. Một vài người lính, bằng giọng điệu chắc là không làm cô Steadman hài lòng, phàn nàn chẳng biết bao giờ mới xong các thủ tục giấy tờ để trở về quê. Một vài người khác coi bộ chấp nhận cuộc đời binh ngũ, chỉ nói về cuộc chiến tranh tiếp theo rồi sẽ xảy ra và ở đâu. Keith cau mày khi nghe ai đó bảo: "Cứ lột da chúng ra, bên trong toàn là đồ quốc xã đẫm máu". Nhưng sau bữa trưa, anh tiếp tục khám phá vùng đất dưới sự chiếm đóng của Anh. Anh nghĩ ít ra thì bề ngoài binh lính có vẻ giữ đúng kỷ luật, và hầu hết những người chiếm đóng đối xử với kẻ bị chiếm đóng một cách kiềm chế và nhã nhặn.
Khi các cửa hiệu bắt đầu đóng cửa, Keith trở lại xe. Anh thấy nhiều người đang ngắm nghía với vẻ ngưỡng mộ chiếc MG nhỏ bé của anh, nhưng khi thấy anh mặc áo dân sự thì những ánh mắt ghen tị bỗng chuyển thành giận dữ. Anh đánh xe từ từ trở lại khách sạn. Sau bữa tối ăn ngay trong bếp gồm khoai tây và bắp cải, anh lên phòng và mấy tiếng sau đó ngồi viết lại tất cả những gì anh nhớ được trong ngày. Sau đó anh lên giường nằm đọc Trang trại súc vật cho đến khi nến lụi.
Tối đó Keith ngủ ngon. Sau khi tắm bằng thứ nước gần đóng băng, anh lưỡng lự trước khi quyết định cạo râu, sau đó xuống bếp. Một vài lát bánh mỳ phủ một lớp bơ mỏng đã ở đó đợi anh. Ăn xong, anh thu giấy tờ và đánh xe tới nơi đã hẹn. Giá như anh tập trung vào lái xe hơn là vào những câu định hỏi đại uý Armstrong, thì có lẽ anh đã không rẽ vào làn đường bên trái ở chỗ đường tạm. Một chiếc xe tăng lao thẳng về phía anh không thể dừng kịp, và cho dù Keith đạp chân phanh hết cỡ và đánh đầu xe qua bên, chiếc MG vẫn bị xoay một vòng, lao lên vỉa hè, đâm sầm vào cột. Anh ngồi sau tay lái, người run bắn.
Xe cộ dừng hết lại. Một trung uý trẻ nhảy ra khỏi xe tăng, chạy đến xem Keith có sao không. Keith loạng choạng chui ra, người còn hơi run, nhưng sau khi nhảy và vươn chân vươn tay vài cái, anh phát hiện chỉ bị xây xát tay bên phải và cổ chân hơi đau.
Khi kiểm tra chiếc xe tăng, cuộc va chạm chỉ làm nó bị xước chút sơn trên chỗ chắn bùn. Còn chiếc MG thì hệt như vừa qua một cuộc chiến tổng lực. Lúc đó Keith mới nhớ ra khi ở nước ngoài xe anh chỉ có bảo hiểm một chiều. Tuy nhiên anh bảo người sĩ quan xe tăng rằng anh ta không có lỗi gì, và sau khi anh ta chỉ cho Keith chỗ sửa xe gần nhất, họ chia tay nhau.
Keith bỏ xe đó, chạy bộ về hướng xưởng sửa xe. Mãi hai mươi phút sau anh mới tới một cái sân rộng, đau xót nhận ra rằng mình không quen chạy bộ. Cuối cùng anh cũng tìm được một người thợ nói tiếng Anh, và được hứa cuối cùng thế nào cũng có người đến xem và sửa xe cho anh.
"Cuối cùng là bao giờ?” Keith hỏi.
"Cũng tuỳ", tay thợ vừa xoa tay vừa nói. "Ngài biết đó... vấn đề là ưu tiên".
Keith móc ví, lấy ra một tờ mười si-ling.
"Ngài có đô la chứ?" Tay thợ hỏi.
"Không", Keith nói ngay.
Sau khi nói rõ chiếc xe đang ở đâu, anh tiếp tục cuộc hành trình đến Siemennsstrasse. Anh đã bị muộn mười phút trong một thành phố có rất ít xe điện, tắc xi lại càng ít hơn. Đến khi anh đến được trụ sở PRISC, anh đã bắt ai đó phải đợi hơn bốn mươi phút.
Cô hạ sĩ đứng sau bàn nhận ra anh ngay, nhưng chẳng phải là người mang tin tốt lành. "Đại uý Armstrong đã tới cuộc hẹn ở khu vực do Mỹ kiểm soát mấy phút trước", cô ta nói. "Ông ấy đã đợi cả tiếng đồng hồ”.
"Khỉ thật”, Keith bảo. "Tôi bị tai nạn xe trên đường do cố gắng đến đây thật nhanh. Cuối ngày hôm nay tôi có thể gặp ông ta được không?".
"Tôi e rằng không", cô ta trả lời. "Cả buổi chiều đại uý có nhiều cuộc hẹn ở khu vực người Mỹ".
Keith nhún vai. "Chị có thể chỉ đường cho tôi tới khu vực người Pháp không?".
Đi bộ trên những đường phố thuộc một khu vực khác của Berlin cũng không có gì “thu nhập” thêm so với những điều anh thu lượm được ngày hôm trước, trừ việc biết rằng có hai ngôn ngữ mà anh không nói được ở thành phố này. Hậu quả là anh có một bữa ăn mà anh không muốn và một chai rượu vang anh không đủ tiền trả.
Sau bữa trưa, anh trở lại xưởng xem họ sửa đến đâu. Khi anh tới nơi, xưởng đã thắp đèn, tay thợ nói được tiếng Anh đã về nhà nghỉ. Keith thấy chiếc MG của mình ở góc sân trước trong tình trạng nguyên xi như lúc sáng. Nguời thợ chỉ làm được mỗi một việc là chỉ vào con số tám trên đồng hồ của anh.
Sáng hôm sau, Keith trở lại xưởng lúc tám giờ kém mười lăm, nhưng mãi tám giờ mười ba phút tay thợ biết tiếng Anh mới tới. Anh ta đi quanh xe một vòng, rồi phán: "Phải mất ít nhất một tuần mới xong". Lần này Keith phải đưa ra đồng một bảng.
"Nhưng có lẽ tôi có thể cố gắng sửa trong một vài ngày... Vấn đề là ưu tiên", anh ta nhắc lại. Keith quyết định mình không có đủ tiền để là ưu tiên số một.
Trên chuyến xe điện chật cứng, anh bắt đầu xem lại ngân quỹ thiếu đủ thế nào. Nếu anh ở thêm mười ngày nữa, sau khi trả tiền khách sạn và tiền sửa xe chắc chắn anh sẽ phải ngủ trong xe.
Đến một bến xe đã trở nên quen thuộc, Keith nhảy xuống. Lần này anh phải đợi hai mươi phút, đọc lại đúng tờ báo lần trước anh đọc, trước khi cô thư ký giám đốc xuất hiện, mặt lộ vẻ bối rối.
"Thưa ông Townsend! Tôi lấy làm tiếc, đại uý Armstrong có việc gấp phải bay về Anh. Phó giám đốc, trung uý Wakeham sẽ rất vui lòng tiếp ông".
Keith gặp trung uý Wakeham gần nửa tiếng. Ông này gọi anh là " ông bạn", giải thích tại sao ông ta không thể vào Spandau và lại kể nhiều chuyện tiếu lâm về Don Bradman. Tới lúc ra về, Keith có cảm giác mình biết rõ về thực trạng của môn crikét nước Anh hơn là về những gì đang diễn ra ở Berlin. Thời gian còn lại trong ngày, anh tới thăm khu người Mỹ và thường đứng lại nói chuyện với lính Mỹ ở các góc phố. Họ tự hào nói với anh, sẽ không rời khỏi khu vực của mình cho đến khi được trở về Mỹ.
Chiều đó, khi trở lại xưởng sửa xe, tay thợ biết tiếng Anh hứa tối hôm sau anh có thể tới nhận nó.
Hôm sau, Keith lên xe điện tại khu vực do Nga kiểm soát. Anh nhanh chóng nhận ra mình đã sai khi cho rằng chẳng có gì đáng xem ở đó. Câu Lạc bộ Lao Động Trường đại học Oxford chắc sẽ không hài lòng khi biết người Đông Berlin so vai rụt cổ nhiều hơn, mặt cúi thấp hơn và bước đi chậm chạp hơn đồng bào của họ ở những khu do quân đồng minh chiếm đóng, và xem ra họ còn không được nói chuyện với nhau, chứ chưa nói gì tới việc nói chuyện với Keith. Trên một quảng trường chính, bức tượng Hitler được thay bằng tượng Lênin lớn hơn, còn hình của Staline thì góc phố nào cũng có. Sau vài giờ ngược xuôi các phố bẩn thỉu, với những cửa hàng vắng người và vắng hàng, bói không ra một quầy rượu hoặc khách sạn, Keith trở lại khu vực của Anh.
Keith cho rằng nếu sáng hôm sau đánh xe đi Dresden, anh có thể hoàn thành sớm nhiệm vụ, và còn có thể ở lại Deville một hai ngày để bồi bổ thêm ngân sách đang thiếu hụt. Anh huýt sáo vui vẻ, nhảy lên xe điện chạy tới xưởng sửa xe.
Chiếc MG đang đậu trên sân. Anh phải thừa nhận nó trông như mới. Nguời ta còn lau rửa nên mui xe bóng lộn dưới ánh đèn đêm.
Tay thợ đưa anh chìa khoá. Keith nhảy vào ngồi sau tay lái, khẽ xoay chìa máy đã nổ ngay. "Tuyệt vời", anh bảo.
Tay thợ sửa xe gật đầu đồng tình. Khi Keith từ xe bước xuống, một thợ khác trong xưởng cúi người rút chìa khoá ra khỏi ổ điện.
"Nào, tất cả là bao nhiêu?", Keith vừa rút ví vừa hỏi.
"Hai mươi bảng", tay thợ bảo.
Keith xoay người, trố mắt nhìn. "Hai mươi bảng? anh lắp bắp. "Nhưng tôi đào đâu ra hai mươi bảng? Anh đã bỏ túi ba mươi si-ling, mà chiếc xe này tôi mua chỉ hết có ba mươi bảng".
Thông tin này xem ra không tác động gì tới tay thợ sửa xe. "Chúng tôi phải thay thế toàn bộ mui xe, và sửa lại bộ chế hoà khí", anh ta giải thích. "Mà đồ phụ tùng đâu dễ kiếm. Đó là chưa kể phần việc sửa thân xe nữa chứ. Những đồ xa xỉ ấy chẳng dễ tìm ở Berlin. Hai mươi bảng", anh ta nhắc lại.
Keith mở ví, bắt đầu đếm tiền. "Tiền mác Đức là bao nhiêu?".
"Chúng tôi không lấy tiền mác”.
"Sao thế?".
"Người Anh cảnh báo chúng tôi cẩn thận không bị tiền giả".
Keith nghĩ đã đến lúc cần phải áp dụng chiến thuật khác. "Thật đúng là giá cắt cổ", anh gầm lên. "Tôi sẽ làm các người phải đóng cửa cho mà xem“.
Tay người Đức vẫn không lay chuyển. "Có thể ngài thắng trong cuộc chiến tranh", anh ta nói ráo hoảnh, “nhưng điều đó không có nghĩa là ngài không phải trả tiền sửa xe”.
"Anh tưởng làm thế này mà yên đấy hả?". Keith quát. "Tôi sẽ kể chuyện này với đại uý Armstrong ở PRISC. Rồi anh sẽ hiểu ai là người cầm quyền ở đây".
"Có lẽ chúng ta nên gọi cảnh sát và để họ quyết định ai là người cầm quyền ở đây".
Câu đó làm Keith im lặng. Anh bước tới bước lui trên sân trước khi thú nhận: "Tôi không có đủ hai mươi bảng”.
'Vậy thì ngài có lẽ phải bán xe".
"Không bao giờ".
"Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc lòng phải đưa xe vào xưởng giúp ngài, với giá giữ xe theo ngày thường lệ, cho đến khi ngài có thể trả đủ tiền".
Mặt Keith càng đỏ trong khi hai người Đức đứng giữ chiếc MG của anh. Rõ ràng họ chẳng ngại ngùng gì. "Anh mua xe này bao nhiêu?", cuối cùng anh hỏi.
"Với chiếc xe thể thao cũ, mà tay lái nghịch thì ở Berlin cũng không có mấy ai mua”, anh ta bảo. "Nhưng tôi có thể trả ngài 100. 000 mác".
"Nhưng anh vừa nói không dùng tiền mác cơ mà".
"Đó là khi chúng tôi bán, còn lúc mua thì lại khác".
"100. 000 đó là đã trừ số tiền tôi phải trả anh rồi chứ?”
"Chưa", tay thợ trả lời. Anh ta dừng lại, mỉm cười nói thêm: "Nhưng chúng tôi sẽ tính cho ngài giá đổi cao hơn”.
"Đồ quốc xã khốn nạn".
*
**
Khi đang học năm thứ hai ở Oxford, các bạn của Keith ở CLB Lao Động cứ ép anh phải ứng cử vào uỷ ban. Anh nhanh chóng hiểu ra rằng mặc dù CLB có trên sáu trăm hội viên, nhưng chỉ những người có chân trong Uỷ ban mới được gặp các Bộ trưởng nội các khi họ tới thăm trường, và họ mới là người có quyền thông qua các nghị quyết. Thậm chí họ còn được quyền chọn những người dự đại hội đảng và có cơ hội tác động vào chính sách của đảng.
Khi kết quả bầu cử được công bố, Keith ngạc nhiên thấy mình thắng cử với khoảng cách phiếu rất lớn. Thứ Hai sau đó, anh dự cuộc họp Uỷ ban đầu tiên tại Cánh tay Thợ Xây. Anh ngồi im lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trưóc mắt. Tất cả những gì anh coi thường nhất về nước Anh lại đang được uỷ ban này tái hiện. Họ cũng phản động, định kiến và khi đi tới những quyết định thực sự thì trở nên cực kỳ bảo thù. Nếu ai đó đưa ra một ý tưởng mới, nó được thảo luận rất dài dòng và rồi nhanh chóng bị lãng quên khi ủy ban bận xuống quầy rượu ăn uống. Keith đi đến kết luận trở thành thành viên của uỷ ban vẫn chưa đủ, nếu anh muốn những tư tưởng cấp tiến của mình được thực hiện. Vào năm học cuối cùng, anh phải trở thành Chủ tịch của CLB Lao Động. Khi anh nói về tham vọng này trong một bức thư gửi cho cha, Hầu tước Graham viết trả lời rằng ông quan tâm đến việc Keith có bằng đại học hơn, vì trở thành Chủ tịch CLB Lao Động không quan trọng đối với người hy vọng thay thế ông làm chủ một nhóm các báo lớn.
Đối thủ duy nhất của Keith là Gareth Williams, phó Chủ tịch Uỷ ban, với tư cách là con trai một người thợ mỏ được học bổng của trường công lập Neath, anh ta chắc chắn có đủ mọi tiêu chuẩn được chọn.
Việc bầu cử được ấn định vào tuần thứ hai của học kỳ hai. Keith nhận ra rằng mỗi một tiếng của tuần thứ nhất đều hết sức quan trọng nếu anh muốn trở thành chủ tịch. Vì Gareth Willams chỉ gần gũi với đám thành viên ủy ban hơn là với các hội viên bình thường, nên Keith biết mình cần tập trung vào đâu. Suốt mười ngày đầu học kỳ. anh mời một vài hội viên danh dự, kể cả thành viên mới của CLB về phòng mình. Tối nào cũng vậy, họ ăn bánh, uống hàng thùng bia của ký túc hoặc rượu vang, tất cả đều do Keith trả tiền.
Khi chỉ còn hai mươi bốn tiếng đồng hồ, Keith nghĩ anh đã chuẩn bị xong xuôi. Anh kiểm tra danh sách hội viên CLB, đánh dấu nhân bên cạnh tên những người anh đã gặp, những người chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho anh và đánh dấu thập bên cạnh tên người ủng hộ Williams.
Cuộc họp Uỷ ban hàng tuần diễn ra ngay đêm trước khi bầu cử, nhung Keith sung sướng với ý nghĩ đây có lẽ là lần cuối cùng anh phải ngồi thông qua hết nghị quyết vô nghĩa này đến nghị quyết không chủ đích khác, để cuối cùng là tống chúng vào sọt rác gần nhất. Anh ngồi phía cuối phòng, không đóng góp gì vào vô vàn những điểm bổ sung câu chữ mà Gareth Williams và bộ sậu của anh ta rất thích thú. Uỷ ban bàn cãi gần một tiếng đồng hồ về nỗi ô nhục từ con số thất nghiệp mới nhất đã lên đến ba trăm ngàn người. Keith những muốn chỉ cho những người anh em của mình thấy rằng, ít ra thì ở Anh cũng có khoảng ba trăm ngàn người không muốn làm việc, nhưng nghĩ lại anh thấy làm như vậy là không khôn ngoan vào trước lúc anh cần sự ủng hộ của họ tại cuộc bỏ phiếu có một ngày.
Anh đang ngả người, đầu gật gù thì trái bom nổ tung. Đúng trong mục "những vấn đề khác", Hugh Jenkins, người hoạ hoằn Keith mới nói chuyện không chỉ vì anh ta thỉnh thoảng nói năng giống như người thuộc đảng Tự do, mà còn vì anh ta là đồng minh thân cận nhất của Gareth Williams, bỗng đứng dậy nói rất hùng hồn. "Thưa người anh em chủ tịch", anh ta bắt đầu. "Có người lưu ý tôi rằng trong cuộc bầu cử chức Chủ tịch Uỷ ban lần này, điều 9, tiểu mục C đã bị vi phạm".
"Nói thẳng ra đi", Keith lúc này đã có kế hoạch đối với người anh em Jenkins không có trong tiêu mục C một khi anh được bầu.
"Tôi cũng định như thế, người anh em Townsend thân mến ạ", Jenkins xoay người nhìn thẳng mặt anh nói. "Nhất là khi việc đó lại liên quan đến anh".
Keith nhào người về phía trước, lần đầu tiên trong suốt buổi tối hôm đó bắt đầu chú ý lắng nghe. "Thưa người anh em chủ tịch! Hình như trong suốt mười ngày qua, người anh em Townsend của chúng ta đã vận động mọi người trong CLB ủng hộ anh ấy vào chức vụ này’”.
"Tất nhiên tôi làm điều đó", Keith nói. "Còn cách nào khác để được bầu chăng?"
"A! Tôi rất vui mừng vì người anh em Townsenđ đã rất công khai về việc làm của mình, bởi vì như thế người anh em chủ tịch của chúng ta không cần phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ nữa".
Keith ngơ ngác cho đến khi Jenkins giải thích.
"Điều này cho thấy một cách hết sức rõ ràng rằng người anh em Townsend của chúng ta đã không thèm đọc cuốn điều lệ đảng, trong đó nói không úp mở rằng bất cứ hình thức vận động nào cũng bị nghiêm cấm. Điều 9, tiểu mục C".
Keith phải thú nhận mình không có trong tay cuốn điều lệ, và chắc chắn không bao giờ xem đến nó, chứ đừng nói tới điều 9 hoặc tiểu mục C làm gì.
"Tôi lấy làm tiếc, với chức phận của mình phải đề nghị một nghị quyết". Jenkins nói tiếp. "Tôi đề nghị người anh em Townsend không đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc bầu cử ngày mai, đồng thời bị khai trừ ra khỏi uỷ ban".
"Thưa người anh em chủ tịch! Tôi xin có ý kiến về thủ tục", ai đó ngồi hàng thứ hai nhảy dựng lên. "Theo tôi như thế phải là hai nghị quyết".
Thế là Uỷ ban lại bàn cãi thêm bốn mươi phút nữa xem đó là một hay hai nghị quyết cần phải bỏ phiếu thông qua. Cuối cùng thoả thuận bằng một bổ sung vào khuyến nghị: với 11 phiếu thuận và 7 phiếu chống, Uỷ ban quyết định sẽ có hai nghị quyết. Sau đó còn thêm vài bài phát biểu, một số ý kiến về thủ tục đối với việc người anh em Townsend có được tham gia bỏ phiếu hay không. Keith nói anh hoàn toàn hài lòng để không tham gia bỏ phiếu nghị quyết thứ nhất.
"Thật là cao thượng", Williams nói với nụ cười mỉa mai.
Uỷ ban với 10 thuận, 7 chống và 1 trắng thông qua nghị quyết người anh em Townsend không đủ tư cách ứng cử vào ghế chủ tịch.
Williams kiên quyết đòi kết quả bỏ phiếu phải được ghi vào biên bản cuộc họp, đề phòng có người kiện cáo. Keith nói thẳng thừng rằng anh không có ý định ấy. Williams vẫn với nụ cười mai mỉa trên môi.
Keith không ở lại nghe kết quả bỏ phiếu nghị quyết thứ hai. Anh về phòng từ rất lâu trước đó. Anh không được nghe cuộc bàn cãi kéo dài về việc khi bây giờ chỉ có một ứng cử viên vào ghế chủ tịch thì có cần phải in phiếu nữa không.
Ngày hôm sau, một vài sinh viên tỏ ý tiếc về việc Keith bị tước quyền ứng cử. Nhưng anh đã đi đến quyết định rằng Công Đảng không có khả năng bước vào thế giới thực trước khi kết thúc thế kỷ này, và anh không thể làm gì được về chuyện đó, cho dù anh có được bầu làm chủ tịch đi nữa.
Đêm đó, ông hiệu trưởng ngồi nói chuyện với Keith. "Tôi hoàn toàn không buồn với kết cục đó, bởi vì tôi phải báo cho cậu biết, thầy hướng dẫn thảo luận cho rằng nếu cậu cứ tiếp tục buổi đực buổi cái như trong hai năm vừa rồi, rất nhiều khả năng cậu sẽ chẳng đỗ đạt gì ở cái trường này".
Trước khi Keith kịp lên tiếng tự bảo vệ mình, vị hiệu trưởng nói tiếp; "Tất nhiên tôi biết cái văn bằng Oxford chẳng quan trọng lắm đối với một người đã chọn nghề nghiệp như cậu, nhưng tôi chỉ xin gợi ý để cậu suy nghĩ là cha mẹ cậu sẽ vô cùng thất vọng nếu sau ba năm học ở đây, cậu mang về cho họ hai bàn tay trắng”.
Trở về ký túc, đêm đó Keith nằm suy nghĩ một cách cẩn thận về lời cảnh cáo của ông hiệu trưởng. Nhưng chính lá thư mấy ngày sau anh nhận được mới thực sự thôi thúc anh hành động. Mẹ cho biết cha anh bị nhồi máu cơ tim nhẹ, và bà hy vọng không lâu nữa, anh sẽ sẵn sàng gánh vác bớt một phần trách nghiệm cho cha mình.
Keith lập tức đặt điện thoại đường dài gọi cho mẹ ở Toorak. Khi máy thông, điều đầu tiên anh hỏi là bà có muốn anh trở về nhà không.
"Không", bà đáp ngay. "Nhưng cha con hy vọng lúc này con dành nhiều thời gian hơn vào chuyện học hành, nếu không cha con cảm thấy Oxford chẳng có ý nghĩa gì với con cả".
Một lần nữa Keith lại quyết tâm chuẩn bị cho thi cử. Trong suốt tám tháng tiếp theo, anh dự tất cả các bài giảng, không bỏ sót một buổi thảo luận nào. Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Howard, anh tiếp tục học qua luôn hai kỳ nghỉ, càng làm cho anh thấy trong hai năm qua anh đã học hành ít đến mức nào. Anh bắt đầu ước giá mình đem cô Steadman theo, thay vì là chiếc MG, thì có phải hay biết bao.
Vào ngày thứ Hai, tuần thứ bảy của kỳ học cuối cùng, chỉnh tề trong bộ com lê đen, áo và cravát trắng, bên ngoài là áo choàng cùa sinh viên đại học, anh đến phòng thi. Trong năm ngày tiếp theo, anh ngồi ở chiếc bàn quy định, đầu cúi xuống, cố gắng trả lời được càng nhiều câu trong mười một bài thi càng tốt. Buổi chiều ngày thứ năm, khi bước từ phòng thi ra ngoài ánh nắng mặt trời, anh cùng các bạn ngồi ở bậc tam cấp của phòng thi, chạm ly sâm banh với khách qua đường, nếu ai muốn chia vui với họ.
Sáu tuần sau, Keith nhẹ người khi thấy tên mình đỗ loại ưu trong danh sách những người thi đỗ niêm yết ở phòng thi. Từ ngày hôm đó, anh không bao giờ cho lớp học biết anh đỗ loại gì, mặc dù anh phải đồng ý với Tiến sĩ Howard rằng tấm bằng đó không thích hợp lắm với cái nghề mà anh sắp bước vào.
Keith muốn trở về Úc ngay sau khi biết kết quả thi, nhưng cha anh không chịu. "Bố muốn con tới làm việc với bác Max Beaverbrook, bạn cũ của bố ở tờ Express", ông nói qua đường điện thoại cứ lạo xạo tuốt. "Trong sáu tháng, bác Beaver sẽ dạy con nhiều hơn những gì con học được ở Oxford trong ba năm".
Keith cố kiềm chế không nói với cha rằng điều đó cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. "Điều con quan tâm trước hết là tình trạng sức khoẻ của bố. Con chẳng muốn ở lại Anh, nếu về nhà có nghĩa là con đỡ đần bố được phần nào".
"Chưa bao giờ bố khoẻ như lúc này, con ạ”, Hầu tước Graham nói. "Bác sĩ bảo bố gần như đã trở lại bình thường, và chừng nào bố không làm việc quá sức, thì bố còn sống lâu đấy. Về lâu dài, con sẽ giúp được bố nhiều nếu con học được nghề làm báo ở phố Fleet hơn là quay về quẩn chân bố. Bây giờ bố sẽ gọi ngay cho bác Beaver. Con nhớ trong ngày hôm nay gọi cho bác ấy".
Chiều hôm đó, Keith viết cho Hầu tước Beaver một lá thư và ba tuần sau ông chủ báo Express đồng ý tiếp con trai Hầu tước Graham mười lăm phút.
Keith đến ngôi nhà ở Arlington sớm mười lăm phút và đi đi lại lại bên nhà thờ Thánh James mấy phút trước khi bước vào một khối nhà đồ sộ. Anh phải đợi thêm khoảng hai mươi phút nữa truớc khi cô thư ký đưa anh vào gặp Hầu tước Beaverbrook trong một văn phòng rộng trông ra khuôn viên Thánh James.
"Cha cậu thế nào?" Đó là câu đầu tiên ông hỏi.
"Thưa ngài, cha tôi khoẻ!" Keith trả lời, vẫn đứng trước bàn vì chưa đuợc mời ngồi.
"Và cậu muốn nối nghiệp cha?” Ông già hỏi, ngước nhìn anh.
"Thưa ngài, vâng ạ".
"Vậy thì được rồi. Sáng mai đúng 10 giờ cậu có mặt tại Văn phòng của Frank Butterfield tại toà báo Express. Anh ta là phó Tổng biên tập cừ khôi nhất phố Fleet. Còn hỏi gì nữa không?”.
"Dạ thưa, không”.
" Tốt. Nhớ cho tôi gửi lời hỏi thăm cha cậu". Ông ta cúi đầu, có nghĩa là cuộc hội kiến kết thúc. Ba muơi giây sau, Keith xuống tới nhà thờ, tự hỏi không biết mình đã gặp hay chưa?
Sáng hôm sau, anh đến trình diện Frank Butterfield tại phố Fleet. Tay phó Tổng biên tập hình như không lúc nào ngừng chạy từ phóng viên này đến phóng viên khác. Keith cố theo cho kịp, và không lâu sau đó hiểu được tại sao ông ta lại những ba lần ly dị. Ít người đàn bà nào tỉnh táo mà lại có thể chấp nhận một lối sống như thế. Tối nào cũng vậy, chỉ trừ thứ Bẩy, Butterfield mang tờ báo vào giường và đó là một người tình không khoan nhượng.
Qua vài tuần, Keith phát chán vì cứ phải chạy theo Frank, ngày càng sốt ruột muốn biết một vấn đề lớn hơn là sản xuất và quản lý một tờ báo thế nào. Frank biết chàng thanh niên này đang sốt ruột bèn lên một chương trình kín hết thời gian. Anh sẽ làm việc ba tháng trong bộ phận lưu hành, ba tháng ở bộ phận quảng cáo và ba tháng nữa dưới xưởng in. Ở đó, anh thấy các thành viên nghiệp đoàn chơi bài trong khi lẽ ra họ phải đứng máy, hoặc sử dụng thời gian nghỉ để hoặc uống cà phê, hoặc đánh cá cược ở nơi gần nhất. Một vài người còn tới làm dưới hai ba tên, mỗi tên có một sổ lương riêng.
Tới khi đã ở toà báo Express được sáu tháng, anh bắt đầu tự hỏi có phải chất lượng của bài bình luận là tất cả những gì cần để ra được một tờ báo thành công? Liệu cha con anh có nên cứ sáng chủ nhật chỉ đọc kỹ mục quảng cáo trên tờ Courier thay vì đọc kỹ những gì in trên trang nhất? Và thay vì ngồi trong văn phòng của cha phê phán những tựa đề trên tờ Gazette, họ có nên suy nghĩ xem toà báo đang thừa nhiều nhân viên, hoặc chi phí của các phóng viên có vượt quá mức kiểm soát không? Cuối cùng, dù chỉ số phát hành có lớn đến mấy đi nữa, mục đích chính vẫn phải là thu hồi lại vốn đầu tư càng nhanh càng tốt. Anh thường thảo luận vấn đề này với Butterfield, người cho rằng những khuôn phép hình thành từ lâu ở đây khó mà đảo ngược được.
Keith viết thư về nhà thường xuyên và viết rất dài để diễn giải luận thuyết của mình. Giờ đây, khi cũng gặp phải rất nhiều vấn đề mà cha anh từng vướng mắc, anh bắt đầu sợ rằng những khuôn mẫu của nghiệp đoàn vốn phổ biến ở các toà báo của phố Fleet chẳng bao lâu nữa sẽ tìm đường qua Úc.
Cuối năm đầu tiên, Keith gửi một bản ghi nhớ dài tới ông Beaverbrook, mặc dù Frank Butterfield khuyên là không nên. Trong đó, anh nói rõ xưởng in của tờ Express sử dụng số công nhân nhiều hơn cần thiết tới ba lần, và trong khi tiền lương là số chi trả lớn nhất thì không hy vọng gì một nhóm báo chí lớn hiện đại có thể làm ăn có lãi. Trong tương lai, ai đó sẽ phải ra tay với nghiệp đoàn. Beaverbrook không nhắc gì đến báo cáo đó.
Không nản chí, Keith bắt đầu năm thứ hai tại tờ Express bằng việc dành thêm nhiều thời gian mà hồi ở Oxford anh đâu nghĩ là cần thiết. Việc này càng giúp củng cố quan điểm của anh là sớm muộn gì cũng phải có những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp báo chí, và anh chuẩn bị một bản ghi nhớ sẽ thảo luận với cha khi trở về Úc. Trong đó, anh ghi rõ cần phải thay đổi những gì ở toà báo Courier và Gazette nếu muốn làm ăn có lãi trong nửa sau của thế kỷ XX.
Keith đang dùng điện thoại trong phòng của Frank Butterfield sắp xếp chuyến bay về Melbourne thì người đưa thư chuyển cho anh một bức điện.
Những sòng bạc, trường đua ngựa.
NEWS CHRONICLE
Ngày 1 tháng Mười, 1946
TOÀ ÁN NUREMBERG: TỘI ÁC CỦA GOERING ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VÌ TẦM CỠ CỦA NÓ.
Khi Keith Townsend đến trường Worcester, Oxford theo học khoa Chính trị, Triết học và Kinh tế, cảm giác đầu tiên của anh về nước Anh hoàn toàn giống như những gì anh đã nghĩ: tự mãn, hợm hĩnh và kênh kiệu, cứ như vẫn đang là thời đại Nữ hoàng Victoria. Xã hội chỉ phân chia hai loại người: các sĩ quan và các đẳng cấp khác, và vì Keith từ xứ thuộc địa đến, nên ai nấy đều sớm tỏ cho anh thấy rõ anh thuộc đẳng cấp nào.
Hầu như tất cả sinh viên cùng trường đều là hình ảnh của một ông Jessop thủa còn trẻ, và đến cuối tuần lễ đầu tiên, Keith lẽ ra đã sung sướng trở về nhà nếu như không có ông thầy hướng dẫn thảo luận tổ của anh. Tiến sĩ Howard lại là bức tranh tương phản hoàn toàn với ông hiệu trưởng cũ. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên khi anh chàng thanh niên người Úc, trong lúc uống rượu đã nói với ông rằng anh ta khinh bỉ cái hệ thống đẳng cấp của nước Anh, thể hiện rất rõ trong đám học sinh của trường. Thậm chí ông còn kiềm chế không bình luận về bức tượng bán thân của Lênin mà Keith để trên nóc lò sưởi, nơi năm trước còn treo ảnh Hầu tước Salisbury.
Tiến sĩ Howard không sẵn có cách giải quyết vấn đề đẳng cấp. Thực tế, lời khuyên duy nhất của ông là anh nên dự Hội chợ của sinh viên mới vào trường: ở đó anh sẽ biết tất cả về những câu lạc bộ, những hội mà sinh viên có thể tham gia, và có lẽ sẽ tìm được những gì hợp với sở thích của mình.
Theo lời khuyên của tiến sĩ Howard, suốt buổi sáng hôm sau Keith ngồi nghe người ta giảng giải tại sao anh cần phải trở thành hội viên Câu lạc bộ bơi thuyền, Hội tem, Hội kịch, Hội cờ vua, Hội huấn luyện sĩ quan và đặc biệt là tờ báo của sinh viên. Nhưng sau khi gặp tổng biên tập của tờ Cherwell và nghe quan điểm của anh ta về việc cần quản lý tờ báo như thế nào, anh quyết định tập trung vào chính trị. Anh rời hội chợ sinh viên, có trong tay đơn xin gia nhập Liên đoàn Oxford và Câu lạc bộ Lao Động.
Thứ Ba tiếp theo, Keith tìm đường đến Cánh tay Những Người Thợ xây. Ở đó người coi quầy rượu chỉ cho anh theo cầu thang lên một căn phòng nhỏ là nơi thành viên CLB Lao Động thường họp.
Chủ tịch CLB Rex Siddons lập tức nghi ngờ người anh em Keith vì anh chàng này ngay từ đầu cứ đòi nói chuyện với ông ta. Townsend có đủ mọi biểu hiện của một tay thuộc phái Bảo thủ truyền thống: cha được phong tước, học trường tư, có tiền học riêng và lại còn có cả chiếc ô tô cũ hiệu Mate.
Nhưng qua nhiều tuần, và tối thứ Ba nào các hội viên của CLB Lao Động cũng được nghe quan điểm của Keith về nền quân chủ, về trường tư thục, hệ thống huy chương và tầng lớp thượng lưu của Oxford và Cambridge, thì anh trở thành Đồng chí Keith. Một vài người sau khi họp còn đến phòng anh, thảo luận tới sáng về cách làm thế nào để thay đổi thế giới một khi họ đã ra khỏi cái "nơi kinh khủng này".
Suốt học kỳ đầu, Keith ngạc nhiên thấy nếu anh không có mặt trong buổi lên lớp, hoặc thậm chí không có mặt trong buổi thảo luận tổ mà sẽ phải đọc bài của mình cho thầy hướng dẫn nghe, anh không hề bị trừng phạt hoặc thậm chí bị quở trách. Phải mất vài tuần anh mới làm quen được với một hệ thống tự giác khép mình vào kỷ luật, và đến cuối học kỳ đầu, cha anh doạ nếu anh không chí thú học hành, ông sẽ cắt trợ cấp, lôi anh về nhà làm việc.
Trong học kỳ hai, cứ thứ Sáu Keith lại viết một lá thư dài cho cha, kể rõ về khối lượng bài vở mà anh đang làm và điều này hình như đã ngăn bớt được những lời trách mắng. Thỉnh thoảng anh còn lên lớp ngồi nghe, nhưng đầu thì tập trung vào việc tìm cách hoàn thiện hệ thống chơi rulét.
Trong kỳ hè, Keith phát hiện ra Cheltenham, Newmarket, Ascot, Doncaster và Epsom , vì thế đảm bảo anh không bao giờ còn đủ tiền mua một sơ mi mới, hoặc thậm chí một đôi tất mới.
Suốt kỳ nghỉ, rất nhiều lần anh phải ăn tại ga tàu hoả, mà vì ở gần Worcester nên nhiều sinh viên coi đó như căng tin trường. Một tối, sau khi uống hơi quá chén tại Cánh tay Những người Thợ xây, Keith bôi lên bức tường có từ thế kỷ XVIII của Worcester hàng chữ tiếng Pháp: "Tuyệt diệu, nhưng không phải nhà ga".
Cuối năm học thứ nhất, Keith chẳng có gì nhiều để chứng tỏ thành quả của mười hai tháng học hành tại đại học, ngoài một nhóm nhỏ bạn bè, những người cũng giống như anh quyết tâm thay đổi chế độ này để đem lại lợi ích cho đa số.
Mẹ anh thường xuyên viết thư gợi ý anh nên nhân kỳ nghỉ qua thăm châu Âu vì rất có thể không bao giờ anh còn dịp làm được như vậy. Anh nghe lời khuyên của bà, bắt đầu vạch ra một kế hoạch mà lẽ ra anh đã thực hiện được nếu không gặp tay nhà báo phụ trách các tin chính của tờ Oxford Mail khi uống bia trong một quán nhỏ.
Mẹ thân yêu,
Con mới nhận được thư trong đó mẹ gợi ý những việc con nên làm trong kỳ nghỉ. Con đã nghĩ nghe theo lời khuyên của mẹ, đánh xe đi dọc bờ biển của nước Pháp, có thể đến tận Deauville, nhưng đó là trước khi con gặp biên tập viên của tờ Oxford Mail; ông này lại muốn tạo cơ hội cho con tới thăm Berlin.
Họ muốn con viết bốn bài, mỗi bài khoảng một ngàn từ, về cuộc sống ở nước Đức dưới thời các lực lượng Đồng minh chiếm đóng, sau đó tới Dresden để viết về việc xây dựng lại thành phố này. Nếu được đăng, mỗi bài họ trả cho con hai mươi guinea. Vì tình trạng tài chính rất bấp bênh, mà lỗi là ở con chứ không phải tại mẹ, nên Berlin đã thay thế cho Deauville.
Nếu ở Đức họ còn có cái gọi là bưu ảnh, thì con sẽ gửi cho mẹ một chiếc, cùng bốn bài báo cho bố xem xét. Có thể tờ Courier cũng quan tâm chăng?
Con xin lỗi không về thăm mẹ hè này được.
Con của mẹ,
Keith
Khi học kỳ kết thúc, Keith cùng đi theo hướng của nhiều sinh viên khác. Anh lái chiếc MG xuống Dover, lên phà vượt eo biển tới Calais. Nhưng khi những sinh viên kia xuống phà bắt đầu chuyến đi thăm những thành phố lịch sử ở lục địa thì anh lại đánh xe về hướng đông bắc, theo đường tới Berlin. Trời rất nóng, nên lần đầu tiên Keith có thể hạ mui xe xuống.
Lái xe dọc theo những con đường ngoằn nghoèo của Pháp và Bỉ, anh thường nghĩ mới hồi nào đây châu Âu còn đang có chiến tranh. Những thôn xóm, ruộng đồng bị tàn phá, nơi xe tăng thay thế cho máy cày, những ngôi nhà bị bom đạn trong khu vực giữa đội quân đang rút chạy và đội quân tiến công, những con sông ngổn ngang các phương tiện quân sự đang han rỉ. Mỗi khi xe chạv qua những ngôi nhà bị bom đạn phá nát, những khung cảnh ven đường bị tàn phá, thì ý nghĩ về Deauville với những sòng bạc, những trường đua ngựa lại càng hấp dẫn anh hơn.
Khi trời tối quá, không còn nhìn thấy các ổ gà trên đường mà tránh nữa, Keith bỏ đường lớn, cho xe chạy khoảng vài trăm mét dọc một con đường nhỏ im ắng. Anh đỗ xe bên đường, lăn ra ngủ li bì. Bị đánh thức khi trời vẫn còn tối bởi tiếng xe tải chạy ầm ầm về phía biên giới với Đức, anh viết một nhận xét: "Quân đội thức dậy không cần theo quy luật của mặt trời". Phải mấy lần khởi động, xe mới nổ lại được. Anh dụi mắt, quay xe trở lại đường lớn, cố nhớ cho xe chạy phía bên phải đường.
Vài tiếng sau, anh tới được biên giới và phải đứng đợi trong một hàng dài: bất cứ ai muốn vào Đức đều bị kiểm tra rất kỹ. Cuối cùng anh cũng lên được đầu hàng, ở đó một sĩ quan hải quan xem kỹ hộ chiếu của anh. Khi phát hiện Keith là người Úc, anh ta nói câu châm chọc về Donald Bradman rồi vẫy tay cho anh qua.
Dù đã đọc hoặc nghe nhiều, nhưng Keith vẫn hoàn toàn bất ngờ với những điều anh thấy ở một đất nước bị bại trận. Anh phải cho xe chạy chậm dần vì những vết nứt trên đường chuyển thành những hố sâu hoắm, rồi càng về sau chúng càng giống những cái ao nhỏ. Không lâu sau, anh chỉ có thể đánh xe chạy như rùa được khoảng vài trăm mét, cứ như lái xe chạy điện húc nhau trong một trò chơi ở công viên. Và khi đã có thể cho xe chạy với tốc độ bốn mươi cây số một giờ, anh lại phải tránh xe qua bên, nhường một đoàn xe tải khác, lần này trên cánh cửa xe có in những ngôi sao đỏ, rầm rập chạy giữa đường.
Anh quyết định dùng thời gian chờ đường để ăn trong một quán nhỏ cạnh đó. Đồ ăn không nuốt nổi, bia thì nhạt thếch, trong khi những cái nhìn hằn học của người chủ quán và thực khách cho thấy anh không hề được hoan nghênh. Anh chẳng buồn gọi món thứ hai, nhanh chóng tính tiền rồi đi.
Anh đánh xe theo hướng thủ đô nước Đức, nhích chầm chậm từng dặm đường, đến được ngoại vi thành phố chỉ vài phút trước khi đèn xe báo hết xăng. Anh lập tức tìm kiếm một khách sạn ở những phố nhỏ. Anh biết rằng càng vào trung tâm thành phố, càng ít khả năng anh có thể chịu đựng nổi giá thuê phòng.
Cuối cùng, anh cũng tìm được một nhà nghỉ ở góc một phố bị bom phá nát. Nó đứng chơ vơ một mình, cứ như không cần biết xung quanh đã xảy ra chuyện gì. Anh đẩy cửa bước vào. Căn phòng bẩn thỉu được chiếu sáng bằng một ngọn nến duy nhất, người lễ tân mặc chiếc quần dài rộng thùng thình, sơ mi xám, sưng sỉa đứng sau quầy. Ông ta không buồn nhúc nhích khi Keith cố đặt phòng. Keith chỉ biết vài tiếng Đức, vì vậy cuối cùng anh đành giơ cả bàn tay, hy vọng ông ta sẽ hiểu anh muốn trọ năm tối.
Ông ta miễn cưỡng gật đầu, lấy chìa khoá treo trên cái móc phía sau, dẫn vị khách leo cầu thang không trải thảm tới một phòng trong góc tầng hai. Keith bỏ túi xách xuống, đứng nhìn chiếc giường nhỏ, một chiếc ghế, chiếc tủ xiêu vẹo và chiếc bàn nham nhở. Anh đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài chỉ thấy những đống gạch vụn đổ nát, chợt nghĩ đến hồ nước yên bình mà anh thường nhìn từ cửa sổ ký túc xá. Anh quay lại định nói "Cám ơn", nhưng người lễ tân đã đi từ lúc nào.
Sau khi dỡ đồ, Keith kéo chiếc ghế lại gần bàn bên cửa sổ, và suốt mấy tiếng đồng hồ, với cảm giác tội lỗi, viết lại những cảm nghĩ đầu tiên của mình về một đất nước thất trận.
Sáng hôm sau, Keith thức giấc khi mặt trời chiếu qua ô cửa sổ không rèm. Anh phải mất nhiều thời gian mới rửa ráy xong trong chiếc chậu rửa không nút đậy, mà nước cũng chỉ rỉ từng giọt. Anh quyết định không cạo râu. Mặc quần áo xong, anh xuống nhà, mở mấy cửa liền tìm nhà bếp. Một phụ nữ đang đứng bên bếp quay lại, cố nở nụ cười. Bà vẫy tay ra hiệu anh tới ngồi bên bàn.
Bằng thứ tiếng Anh giả cầy, bà giải thích rằng trừ bột mì ra còn mọi thứ đều khan hiếm. Bà bày ra trước mặt anh hai lát bánh mì, trên có bôi một lớp mỏng trông giống như bơ hoặc mứt. Anh cám ơn và lại được đáp lại bằng một nụ cười. Sau khi uống cốc thứ hai của cái mà bà ta khẳng định là sữa, anh trở về phòng, ngồi ở cuối giường kiểm tra các địa chỉ cần gặp, rồi cố gắng tìm chúng trên chiếc bản đồ thành phố đã cũ mà anh nhặt tại cửa hàng Blackwell ở Oxford. Khi ra khỏi khách sạn, đồng hồ mới chỉ hơn tám giờ, nhưng đây là một cuộc gặp anh không muốn để lỡ.
Keith đã bố trí thời gian để có thể tới thăm mỗi khu vực của thành phố bị chia cắt này một ngày. Anh dự định thăm khu vực do Nga cai quản cuối cùng để có thể so sánh với ba khu vực của các nước đồng minh chiếm đóng. Những gì anh thấy, cứ cho như một sự cải thiện đáng kể, hẳn sẽ làm vừa lòng đám bạn của anh ở Câu Lạc bộ Lao Động, những người luôn tin rằng những gì "Chú Joe" đang làm còn tốt hơn cả Attllee, Auriol và Truman cộng lại, mặc dù điểm phía đông xa nhất mà hầu hết bọn họ đã đến mới là Cambridge.
Trên đường vào thành phố, Keith phải dừng xe mấy lần để hỏi đường tới Siemensstrasse. Cuối cùng, khoảng mấy phút trước chín giờ, anh tìm được trụ sở của Văn phòng Kiểm soát Dịch vụ Thông tin và Quan hệ Công cộng của Anh, viết tắt là PRISC. Anh đỗ xe, hoà trong đoàn binh lính và phụ nữ mặc quân phục các mầu đang leo những bậc thang rộng bằng đá rồi qua một cửa xoay. Một chiếc biển cảnh báo thang máy bị hỏng, vì vậy anh phải leo bộ năm tầng lên văn phòng của PRISC. Mặc dù đến sớm hơn giờ hẹn, anh vẫn đến trình diện tại bàn thư ký.
"Tôi có thể giúp ngài được gì?" Một hạ sĩ trẻ đứng sau bàn hỏi. Trước nay Keith chưa bao giờ được phụ nữ gọi là "ngài", vì vậy anh có vẻ không thích.
Anh lấy từ túi áo trong ra một phong thư, đưa qua bàn cho cô ta. "Tôi có hẹn với giám đốc văn phòng lúc chín giờ".
” Tôi nghĩ ông ấy chưa đến. Nhưng để tôi xem lại, thưa ngài”.
Cô ta nhấc điện thoại nói chuyện với một đồng nghiệp. "Sẽ có người ra gặp ngài bây giờ", cô ta đặt máy xuống nói. "Mời ngài ngồi".
Mấy phút hoá ra là gần một tiếng; trong thời gian đó, Keith đã đọc từ trang đầu đến trang cuối hai tờ báo trên bàn cà phê, nhưng không ai mời anh cà phê cả. Der Berliner chẳng khá gì hơn tờ Cherwell, tờ báo sinh viên ở Oxford mà anh thường chế giễu, còn Der Telegraf càng tồi tệ hơn. Nhưng vì giám đốc của PRISC được nhắc đến hầu như trên các trang của tờ Der Telegraf, nên Keith hy vọng người ta không hỏi ý kiến anh nghĩ thế nào về các báo này.
Cuối cùng một phụ nữ khác xuất hiện, hỏi ai là ông Townsend. Keith đứng vụt dậy, đến bên bàn.
"Tôi là Sally Carr", cô ta nói với giọng cockney nghe rất vui tai. "Tôi là thư ký giám đốc. Tôi có thể giúp gì được ông?”.
"Tôi đã viết cho chị từ Oxford", Keith đáp, hy vọng giọng mình nghe già hơn tuổi. "Tôi là phóng viên của tờ Oxford Mail, được giao viết một loạt bài về điều kiện sinh hoạt ở Berlin. Tôi có hẹn gặp...", anh lật lá thư. "...Đại uý Armstrong".
"À, tôi nhớ ra rồi", cô Carr nói. "Nhưng tôi e rằng Đại uý Armstrong sáng nay bận thăm khu vực của Nga. Tôi không nghĩ ông sẽ trở lại văn phòng trong ngày. Nếu sáng mai ông đến, tôi tin ông ấy sẽ rất vui lòng tiếp ông". Keith cố không tỏ vẻ thất vọng, nói rằng anh sẽ trở lại lúc chín giờ sáng hôm sau. Giá như anh không nghe nói đại uý Armstrong biết Berlin còn rõ hơn tất cả các sĩ quan tham mưu khác cộng lại, chắc anh đã chẳng cần gặp làm gì.
Ngày hôm đó anh đi thăm khu vực do Anh chiếm đóng, thỉnh thoảng dừng chân ghi lại những gì cần cho bài viết: Cách người Anh đối xử với người Đức bại trận; những cửa hàng trống trơn hàng hoá trong khi quá nhiều khách hàng; các góc phố đều đầy người xếp hàng chờ mua thực phẩm; mỗi khi bị nhìn thẳng mặt, người Đức lại cúi đầu... Khi đồng hồ ở phía xa điểm mười hai tiếng, anh bước vào một quầy rượu ồn ào toàn lính mặc quân phục, chọn một chỗ ở cuối quầy. Cuối cùng, khi người bồi bàn đến hỏi, anh gọi một cốc bia to cùng bánh mỳ kẹp pho mát, nhưng không biết tiếng Đức của mình nghe có đúng không. Ngay tại quầy rượu, anh ghi lại một vài điều. Nhìn những người bồi đi lại phục vụ, anh chợt hiểu ra rằng nếu ai mặc đồ dân sự sẽ được phục vụ sau đám quân phục, bất kể người đó là ai.
Các giọng điệu khác nhau trong phòng làm anh nghĩ hệ thống giai cấp cũng được duy dưỡng ngay cả khi người Anh đang chiếm đóng thành phố của người khác. Một vài người lính, bằng giọng điệu chắc là không làm cô Steadman hài lòng, phàn nàn chẳng biết bao giờ mới xong các thủ tục giấy tờ để trở về quê. Một vài người khác coi bộ chấp nhận cuộc đời binh ngũ, chỉ nói về cuộc chiến tranh tiếp theo rồi sẽ xảy ra và ở đâu. Keith cau mày khi nghe ai đó bảo: "Cứ lột da chúng ra, bên trong toàn là đồ quốc xã đẫm máu". Nhưng sau bữa trưa, anh tiếp tục khám phá vùng đất dưới sự chiếm đóng của Anh. Anh nghĩ ít ra thì bề ngoài binh lính có vẻ giữ đúng kỷ luật, và hầu hết những người chiếm đóng đối xử với kẻ bị chiếm đóng một cách kiềm chế và nhã nhặn.
Khi các cửa hiệu bắt đầu đóng cửa, Keith trở lại xe. Anh thấy nhiều người đang ngắm nghía với vẻ ngưỡng mộ chiếc MG nhỏ bé của anh, nhưng khi thấy anh mặc áo dân sự thì những ánh mắt ghen tị bỗng chuyển thành giận dữ. Anh đánh xe từ từ trở lại khách sạn. Sau bữa tối ăn ngay trong bếp gồm khoai tây và bắp cải, anh lên phòng và mấy tiếng sau đó ngồi viết lại tất cả những gì anh nhớ được trong ngày. Sau đó anh lên giường nằm đọc Trang trại súc vật cho đến khi nến lụi.
Tối đó Keith ngủ ngon. Sau khi tắm bằng thứ nước gần đóng băng, anh lưỡng lự trước khi quyết định cạo râu, sau đó xuống bếp. Một vài lát bánh mỳ phủ một lớp bơ mỏng đã ở đó đợi anh. Ăn xong, anh thu giấy tờ và đánh xe tới nơi đã hẹn. Giá như anh tập trung vào lái xe hơn là vào những câu định hỏi đại uý Armstrong, thì có lẽ anh đã không rẽ vào làn đường bên trái ở chỗ đường tạm. Một chiếc xe tăng lao thẳng về phía anh không thể dừng kịp, và cho dù Keith đạp chân phanh hết cỡ và đánh đầu xe qua bên, chiếc MG vẫn bị xoay một vòng, lao lên vỉa hè, đâm sầm vào cột. Anh ngồi sau tay lái, người run bắn.
Xe cộ dừng hết lại. Một trung uý trẻ nhảy ra khỏi xe tăng, chạy đến xem Keith có sao không. Keith loạng choạng chui ra, người còn hơi run, nhưng sau khi nhảy và vươn chân vươn tay vài cái, anh phát hiện chỉ bị xây xát tay bên phải và cổ chân hơi đau.
Khi kiểm tra chiếc xe tăng, cuộc va chạm chỉ làm nó bị xước chút sơn trên chỗ chắn bùn. Còn chiếc MG thì hệt như vừa qua một cuộc chiến tổng lực. Lúc đó Keith mới nhớ ra khi ở nước ngoài xe anh chỉ có bảo hiểm một chiều. Tuy nhiên anh bảo người sĩ quan xe tăng rằng anh ta không có lỗi gì, và sau khi anh ta chỉ cho Keith chỗ sửa xe gần nhất, họ chia tay nhau.
Keith bỏ xe đó, chạy bộ về hướng xưởng sửa xe. Mãi hai mươi phút sau anh mới tới một cái sân rộng, đau xót nhận ra rằng mình không quen chạy bộ. Cuối cùng anh cũng tìm được một người thợ nói tiếng Anh, và được hứa cuối cùng thế nào cũng có người đến xem và sửa xe cho anh.
"Cuối cùng là bao giờ?” Keith hỏi.
"Cũng tuỳ", tay thợ vừa xoa tay vừa nói. "Ngài biết đó... vấn đề là ưu tiên".
Keith móc ví, lấy ra một tờ mười si-ling.
"Ngài có đô la chứ?" Tay thợ hỏi.
"Không", Keith nói ngay.
Sau khi nói rõ chiếc xe đang ở đâu, anh tiếp tục cuộc hành trình đến Siemennsstrasse. Anh đã bị muộn mười phút trong một thành phố có rất ít xe điện, tắc xi lại càng ít hơn. Đến khi anh đến được trụ sở PRISC, anh đã bắt ai đó phải đợi hơn bốn mươi phút.
Cô hạ sĩ đứng sau bàn nhận ra anh ngay, nhưng chẳng phải là người mang tin tốt lành. "Đại uý Armstrong đã tới cuộc hẹn ở khu vực do Mỹ kiểm soát mấy phút trước", cô ta nói. "Ông ấy đã đợi cả tiếng đồng hồ”.
"Khỉ thật”, Keith bảo. "Tôi bị tai nạn xe trên đường do cố gắng đến đây thật nhanh. Cuối ngày hôm nay tôi có thể gặp ông ta được không?".
"Tôi e rằng không", cô ta trả lời. "Cả buổi chiều đại uý có nhiều cuộc hẹn ở khu vực người Mỹ".
Keith nhún vai. "Chị có thể chỉ đường cho tôi tới khu vực người Pháp không?".
Đi bộ trên những đường phố thuộc một khu vực khác của Berlin cũng không có gì “thu nhập” thêm so với những điều anh thu lượm được ngày hôm trước, trừ việc biết rằng có hai ngôn ngữ mà anh không nói được ở thành phố này. Hậu quả là anh có một bữa ăn mà anh không muốn và một chai rượu vang anh không đủ tiền trả.
Sau bữa trưa, anh trở lại xưởng xem họ sửa đến đâu. Khi anh tới nơi, xưởng đã thắp đèn, tay thợ nói được tiếng Anh đã về nhà nghỉ. Keith thấy chiếc MG của mình ở góc sân trước trong tình trạng nguyên xi như lúc sáng. Nguời thợ chỉ làm được mỗi một việc là chỉ vào con số tám trên đồng hồ của anh.
Sáng hôm sau, Keith trở lại xưởng lúc tám giờ kém mười lăm, nhưng mãi tám giờ mười ba phút tay thợ biết tiếng Anh mới tới. Anh ta đi quanh xe một vòng, rồi phán: "Phải mất ít nhất một tuần mới xong". Lần này Keith phải đưa ra đồng một bảng.
"Nhưng có lẽ tôi có thể cố gắng sửa trong một vài ngày... Vấn đề là ưu tiên", anh ta nhắc lại. Keith quyết định mình không có đủ tiền để là ưu tiên số một.
Trên chuyến xe điện chật cứng, anh bắt đầu xem lại ngân quỹ thiếu đủ thế nào. Nếu anh ở thêm mười ngày nữa, sau khi trả tiền khách sạn và tiền sửa xe chắc chắn anh sẽ phải ngủ trong xe.
Đến một bến xe đã trở nên quen thuộc, Keith nhảy xuống. Lần này anh phải đợi hai mươi phút, đọc lại đúng tờ báo lần trước anh đọc, trước khi cô thư ký giám đốc xuất hiện, mặt lộ vẻ bối rối.
"Thưa ông Townsend! Tôi lấy làm tiếc, đại uý Armstrong có việc gấp phải bay về Anh. Phó giám đốc, trung uý Wakeham sẽ rất vui lòng tiếp ông".
Keith gặp trung uý Wakeham gần nửa tiếng. Ông này gọi anh là " ông bạn", giải thích tại sao ông ta không thể vào Spandau và lại kể nhiều chuyện tiếu lâm về Don Bradman. Tới lúc ra về, Keith có cảm giác mình biết rõ về thực trạng của môn crikét nước Anh hơn là về những gì đang diễn ra ở Berlin. Thời gian còn lại trong ngày, anh tới thăm khu người Mỹ và thường đứng lại nói chuyện với lính Mỹ ở các góc phố. Họ tự hào nói với anh, sẽ không rời khỏi khu vực của mình cho đến khi được trở về Mỹ.
Chiều đó, khi trở lại xưởng sửa xe, tay thợ biết tiếng Anh hứa tối hôm sau anh có thể tới nhận nó.
Hôm sau, Keith lên xe điện tại khu vực do Nga kiểm soát. Anh nhanh chóng nhận ra mình đã sai khi cho rằng chẳng có gì đáng xem ở đó. Câu Lạc bộ Lao Động Trường đại học Oxford chắc sẽ không hài lòng khi biết người Đông Berlin so vai rụt cổ nhiều hơn, mặt cúi thấp hơn và bước đi chậm chạp hơn đồng bào của họ ở những khu do quân đồng minh chiếm đóng, và xem ra họ còn không được nói chuyện với nhau, chứ chưa nói gì tới việc nói chuyện với Keith. Trên một quảng trường chính, bức tượng Hitler được thay bằng tượng Lênin lớn hơn, còn hình của Staline thì góc phố nào cũng có. Sau vài giờ ngược xuôi các phố bẩn thỉu, với những cửa hàng vắng người và vắng hàng, bói không ra một quầy rượu hoặc khách sạn, Keith trở lại khu vực của Anh.
Keith cho rằng nếu sáng hôm sau đánh xe đi Dresden, anh có thể hoàn thành sớm nhiệm vụ, và còn có thể ở lại Deville một hai ngày để bồi bổ thêm ngân sách đang thiếu hụt. Anh huýt sáo vui vẻ, nhảy lên xe điện chạy tới xưởng sửa xe.
Chiếc MG đang đậu trên sân. Anh phải thừa nhận nó trông như mới. Nguời ta còn lau rửa nên mui xe bóng lộn dưới ánh đèn đêm.
Tay thợ đưa anh chìa khoá. Keith nhảy vào ngồi sau tay lái, khẽ xoay chìa máy đã nổ ngay. "Tuyệt vời", anh bảo.
Tay thợ sửa xe gật đầu đồng tình. Khi Keith từ xe bước xuống, một thợ khác trong xưởng cúi người rút chìa khoá ra khỏi ổ điện.
"Nào, tất cả là bao nhiêu?", Keith vừa rút ví vừa hỏi.
"Hai mươi bảng", tay thợ bảo.
Keith xoay người, trố mắt nhìn. "Hai mươi bảng? anh lắp bắp. "Nhưng tôi đào đâu ra hai mươi bảng? Anh đã bỏ túi ba mươi si-ling, mà chiếc xe này tôi mua chỉ hết có ba mươi bảng".
Thông tin này xem ra không tác động gì tới tay thợ sửa xe. "Chúng tôi phải thay thế toàn bộ mui xe, và sửa lại bộ chế hoà khí", anh ta giải thích. "Mà đồ phụ tùng đâu dễ kiếm. Đó là chưa kể phần việc sửa thân xe nữa chứ. Những đồ xa xỉ ấy chẳng dễ tìm ở Berlin. Hai mươi bảng", anh ta nhắc lại.
Keith mở ví, bắt đầu đếm tiền. "Tiền mác Đức là bao nhiêu?".
"Chúng tôi không lấy tiền mác”.
"Sao thế?".
"Người Anh cảnh báo chúng tôi cẩn thận không bị tiền giả".
Keith nghĩ đã đến lúc cần phải áp dụng chiến thuật khác. "Thật đúng là giá cắt cổ", anh gầm lên. "Tôi sẽ làm các người phải đóng cửa cho mà xem“.
Tay người Đức vẫn không lay chuyển. "Có thể ngài thắng trong cuộc chiến tranh", anh ta nói ráo hoảnh, “nhưng điều đó không có nghĩa là ngài không phải trả tiền sửa xe”.
"Anh tưởng làm thế này mà yên đấy hả?". Keith quát. "Tôi sẽ kể chuyện này với đại uý Armstrong ở PRISC. Rồi anh sẽ hiểu ai là người cầm quyền ở đây".
"Có lẽ chúng ta nên gọi cảnh sát và để họ quyết định ai là người cầm quyền ở đây".
Câu đó làm Keith im lặng. Anh bước tới bước lui trên sân trước khi thú nhận: "Tôi không có đủ hai mươi bảng”.
'Vậy thì ngài có lẽ phải bán xe".
"Không bao giờ".
"Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc lòng phải đưa xe vào xưởng giúp ngài, với giá giữ xe theo ngày thường lệ, cho đến khi ngài có thể trả đủ tiền".
Mặt Keith càng đỏ trong khi hai người Đức đứng giữ chiếc MG của anh. Rõ ràng họ chẳng ngại ngùng gì. "Anh mua xe này bao nhiêu?", cuối cùng anh hỏi.
"Với chiếc xe thể thao cũ, mà tay lái nghịch thì ở Berlin cũng không có mấy ai mua”, anh ta bảo. "Nhưng tôi có thể trả ngài 100. 000 mác".
"Nhưng anh vừa nói không dùng tiền mác cơ mà".
"Đó là khi chúng tôi bán, còn lúc mua thì lại khác".
"100. 000 đó là đã trừ số tiền tôi phải trả anh rồi chứ?”
"Chưa", tay thợ trả lời. Anh ta dừng lại, mỉm cười nói thêm: "Nhưng chúng tôi sẽ tính cho ngài giá đổi cao hơn”.
"Đồ quốc xã khốn nạn".
*
**
Khi đang học năm thứ hai ở Oxford, các bạn của Keith ở CLB Lao Động cứ ép anh phải ứng cử vào uỷ ban. Anh nhanh chóng hiểu ra rằng mặc dù CLB có trên sáu trăm hội viên, nhưng chỉ những người có chân trong Uỷ ban mới được gặp các Bộ trưởng nội các khi họ tới thăm trường, và họ mới là người có quyền thông qua các nghị quyết. Thậm chí họ còn được quyền chọn những người dự đại hội đảng và có cơ hội tác động vào chính sách của đảng.
Khi kết quả bầu cử được công bố, Keith ngạc nhiên thấy mình thắng cử với khoảng cách phiếu rất lớn. Thứ Hai sau đó, anh dự cuộc họp Uỷ ban đầu tiên tại Cánh tay Thợ Xây. Anh ngồi im lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trưóc mắt. Tất cả những gì anh coi thường nhất về nước Anh lại đang được uỷ ban này tái hiện. Họ cũng phản động, định kiến và khi đi tới những quyết định thực sự thì trở nên cực kỳ bảo thù. Nếu ai đó đưa ra một ý tưởng mới, nó được thảo luận rất dài dòng và rồi nhanh chóng bị lãng quên khi ủy ban bận xuống quầy rượu ăn uống. Keith đi đến kết luận trở thành thành viên của uỷ ban vẫn chưa đủ, nếu anh muốn những tư tưởng cấp tiến của mình được thực hiện. Vào năm học cuối cùng, anh phải trở thành Chủ tịch của CLB Lao Động. Khi anh nói về tham vọng này trong một bức thư gửi cho cha, Hầu tước Graham viết trả lời rằng ông quan tâm đến việc Keith có bằng đại học hơn, vì trở thành Chủ tịch CLB Lao Động không quan trọng đối với người hy vọng thay thế ông làm chủ một nhóm các báo lớn.
Đối thủ duy nhất của Keith là Gareth Williams, phó Chủ tịch Uỷ ban, với tư cách là con trai một người thợ mỏ được học bổng của trường công lập Neath, anh ta chắc chắn có đủ mọi tiêu chuẩn được chọn.
Việc bầu cử được ấn định vào tuần thứ hai của học kỳ hai. Keith nhận ra rằng mỗi một tiếng của tuần thứ nhất đều hết sức quan trọng nếu anh muốn trở thành chủ tịch. Vì Gareth Willams chỉ gần gũi với đám thành viên ủy ban hơn là với các hội viên bình thường, nên Keith biết mình cần tập trung vào đâu. Suốt mười ngày đầu học kỳ. anh mời một vài hội viên danh dự, kể cả thành viên mới của CLB về phòng mình. Tối nào cũng vậy, họ ăn bánh, uống hàng thùng bia của ký túc hoặc rượu vang, tất cả đều do Keith trả tiền.
Khi chỉ còn hai mươi bốn tiếng đồng hồ, Keith nghĩ anh đã chuẩn bị xong xuôi. Anh kiểm tra danh sách hội viên CLB, đánh dấu nhân bên cạnh tên những người anh đã gặp, những người chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho anh và đánh dấu thập bên cạnh tên người ủng hộ Williams.
Cuộc họp Uỷ ban hàng tuần diễn ra ngay đêm trước khi bầu cử, nhung Keith sung sướng với ý nghĩ đây có lẽ là lần cuối cùng anh phải ngồi thông qua hết nghị quyết vô nghĩa này đến nghị quyết không chủ đích khác, để cuối cùng là tống chúng vào sọt rác gần nhất. Anh ngồi phía cuối phòng, không đóng góp gì vào vô vàn những điểm bổ sung câu chữ mà Gareth Williams và bộ sậu của anh ta rất thích thú. Uỷ ban bàn cãi gần một tiếng đồng hồ về nỗi ô nhục từ con số thất nghiệp mới nhất đã lên đến ba trăm ngàn người. Keith những muốn chỉ cho những người anh em của mình thấy rằng, ít ra thì ở Anh cũng có khoảng ba trăm ngàn người không muốn làm việc, nhưng nghĩ lại anh thấy làm như vậy là không khôn ngoan vào trước lúc anh cần sự ủng hộ của họ tại cuộc bỏ phiếu có một ngày.
Anh đang ngả người, đầu gật gù thì trái bom nổ tung. Đúng trong mục "những vấn đề khác", Hugh Jenkins, người hoạ hoằn Keith mới nói chuyện không chỉ vì anh ta thỉnh thoảng nói năng giống như người thuộc đảng Tự do, mà còn vì anh ta là đồng minh thân cận nhất của Gareth Williams, bỗng đứng dậy nói rất hùng hồn. "Thưa người anh em chủ tịch", anh ta bắt đầu. "Có người lưu ý tôi rằng trong cuộc bầu cử chức Chủ tịch Uỷ ban lần này, điều 9, tiểu mục C đã bị vi phạm".
"Nói thẳng ra đi", Keith lúc này đã có kế hoạch đối với người anh em Jenkins không có trong tiêu mục C một khi anh được bầu.
"Tôi cũng định như thế, người anh em Townsend thân mến ạ", Jenkins xoay người nhìn thẳng mặt anh nói. "Nhất là khi việc đó lại liên quan đến anh".
Keith nhào người về phía trước, lần đầu tiên trong suốt buổi tối hôm đó bắt đầu chú ý lắng nghe. "Thưa người anh em chủ tịch! Hình như trong suốt mười ngày qua, người anh em Townsend của chúng ta đã vận động mọi người trong CLB ủng hộ anh ấy vào chức vụ này’”.
"Tất nhiên tôi làm điều đó", Keith nói. "Còn cách nào khác để được bầu chăng?"
"A! Tôi rất vui mừng vì người anh em Townsenđ đã rất công khai về việc làm của mình, bởi vì như thế người anh em chủ tịch của chúng ta không cần phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ nữa".
Keith ngơ ngác cho đến khi Jenkins giải thích.
"Điều này cho thấy một cách hết sức rõ ràng rằng người anh em Townsend của chúng ta đã không thèm đọc cuốn điều lệ đảng, trong đó nói không úp mở rằng bất cứ hình thức vận động nào cũng bị nghiêm cấm. Điều 9, tiểu mục C".
Keith phải thú nhận mình không có trong tay cuốn điều lệ, và chắc chắn không bao giờ xem đến nó, chứ đừng nói tới điều 9 hoặc tiểu mục C làm gì.
"Tôi lấy làm tiếc, với chức phận của mình phải đề nghị một nghị quyết". Jenkins nói tiếp. "Tôi đề nghị người anh em Townsend không đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc bầu cử ngày mai, đồng thời bị khai trừ ra khỏi uỷ ban".
"Thưa người anh em chủ tịch! Tôi xin có ý kiến về thủ tục", ai đó ngồi hàng thứ hai nhảy dựng lên. "Theo tôi như thế phải là hai nghị quyết".
Thế là Uỷ ban lại bàn cãi thêm bốn mươi phút nữa xem đó là một hay hai nghị quyết cần phải bỏ phiếu thông qua. Cuối cùng thoả thuận bằng một bổ sung vào khuyến nghị: với 11 phiếu thuận và 7 phiếu chống, Uỷ ban quyết định sẽ có hai nghị quyết. Sau đó còn thêm vài bài phát biểu, một số ý kiến về thủ tục đối với việc người anh em Townsend có được tham gia bỏ phiếu hay không. Keith nói anh hoàn toàn hài lòng để không tham gia bỏ phiếu nghị quyết thứ nhất.
"Thật là cao thượng", Williams nói với nụ cười mỉa mai.
Uỷ ban với 10 thuận, 7 chống và 1 trắng thông qua nghị quyết người anh em Townsend không đủ tư cách ứng cử vào ghế chủ tịch.
Williams kiên quyết đòi kết quả bỏ phiếu phải được ghi vào biên bản cuộc họp, đề phòng có người kiện cáo. Keith nói thẳng thừng rằng anh không có ý định ấy. Williams vẫn với nụ cười mai mỉa trên môi.
Keith không ở lại nghe kết quả bỏ phiếu nghị quyết thứ hai. Anh về phòng từ rất lâu trước đó. Anh không được nghe cuộc bàn cãi kéo dài về việc khi bây giờ chỉ có một ứng cử viên vào ghế chủ tịch thì có cần phải in phiếu nữa không.
Ngày hôm sau, một vài sinh viên tỏ ý tiếc về việc Keith bị tước quyền ứng cử. Nhưng anh đã đi đến quyết định rằng Công Đảng không có khả năng bước vào thế giới thực trước khi kết thúc thế kỷ này, và anh không thể làm gì được về chuyện đó, cho dù anh có được bầu làm chủ tịch đi nữa.
Đêm đó, ông hiệu trưởng ngồi nói chuyện với Keith. "Tôi hoàn toàn không buồn với kết cục đó, bởi vì tôi phải báo cho cậu biết, thầy hướng dẫn thảo luận cho rằng nếu cậu cứ tiếp tục buổi đực buổi cái như trong hai năm vừa rồi, rất nhiều khả năng cậu sẽ chẳng đỗ đạt gì ở cái trường này".
Trước khi Keith kịp lên tiếng tự bảo vệ mình, vị hiệu trưởng nói tiếp; "Tất nhiên tôi biết cái văn bằng Oxford chẳng quan trọng lắm đối với một người đã chọn nghề nghiệp như cậu, nhưng tôi chỉ xin gợi ý để cậu suy nghĩ là cha mẹ cậu sẽ vô cùng thất vọng nếu sau ba năm học ở đây, cậu mang về cho họ hai bàn tay trắng”.
Trở về ký túc, đêm đó Keith nằm suy nghĩ một cách cẩn thận về lời cảnh cáo của ông hiệu trưởng. Nhưng chính lá thư mấy ngày sau anh nhận được mới thực sự thôi thúc anh hành động. Mẹ cho biết cha anh bị nhồi máu cơ tim nhẹ, và bà hy vọng không lâu nữa, anh sẽ sẵn sàng gánh vác bớt một phần trách nghiệm cho cha mình.
Keith lập tức đặt điện thoại đường dài gọi cho mẹ ở Toorak. Khi máy thông, điều đầu tiên anh hỏi là bà có muốn anh trở về nhà không.
"Không", bà đáp ngay. "Nhưng cha con hy vọng lúc này con dành nhiều thời gian hơn vào chuyện học hành, nếu không cha con cảm thấy Oxford chẳng có ý nghĩa gì với con cả".
Một lần nữa Keith lại quyết tâm chuẩn bị cho thi cử. Trong suốt tám tháng tiếp theo, anh dự tất cả các bài giảng, không bỏ sót một buổi thảo luận nào. Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Howard, anh tiếp tục học qua luôn hai kỳ nghỉ, càng làm cho anh thấy trong hai năm qua anh đã học hành ít đến mức nào. Anh bắt đầu ước giá mình đem cô Steadman theo, thay vì là chiếc MG, thì có phải hay biết bao.
Vào ngày thứ Hai, tuần thứ bảy của kỳ học cuối cùng, chỉnh tề trong bộ com lê đen, áo và cravát trắng, bên ngoài là áo choàng cùa sinh viên đại học, anh đến phòng thi. Trong năm ngày tiếp theo, anh ngồi ở chiếc bàn quy định, đầu cúi xuống, cố gắng trả lời được càng nhiều câu trong mười một bài thi càng tốt. Buổi chiều ngày thứ năm, khi bước từ phòng thi ra ngoài ánh nắng mặt trời, anh cùng các bạn ngồi ở bậc tam cấp của phòng thi, chạm ly sâm banh với khách qua đường, nếu ai muốn chia vui với họ.
Sáu tuần sau, Keith nhẹ người khi thấy tên mình đỗ loại ưu trong danh sách những người thi đỗ niêm yết ở phòng thi. Từ ngày hôm đó, anh không bao giờ cho lớp học biết anh đỗ loại gì, mặc dù anh phải đồng ý với Tiến sĩ Howard rằng tấm bằng đó không thích hợp lắm với cái nghề mà anh sắp bước vào.
Keith muốn trở về Úc ngay sau khi biết kết quả thi, nhưng cha anh không chịu. "Bố muốn con tới làm việc với bác Max Beaverbrook, bạn cũ của bố ở tờ Express", ông nói qua đường điện thoại cứ lạo xạo tuốt. "Trong sáu tháng, bác Beaver sẽ dạy con nhiều hơn những gì con học được ở Oxford trong ba năm".
Keith cố kiềm chế không nói với cha rằng điều đó cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. "Điều con quan tâm trước hết là tình trạng sức khoẻ của bố. Con chẳng muốn ở lại Anh, nếu về nhà có nghĩa là con đỡ đần bố được phần nào".
"Chưa bao giờ bố khoẻ như lúc này, con ạ”, Hầu tước Graham nói. "Bác sĩ bảo bố gần như đã trở lại bình thường, và chừng nào bố không làm việc quá sức, thì bố còn sống lâu đấy. Về lâu dài, con sẽ giúp được bố nhiều nếu con học được nghề làm báo ở phố Fleet hơn là quay về quẩn chân bố. Bây giờ bố sẽ gọi ngay cho bác Beaver. Con nhớ trong ngày hôm nay gọi cho bác ấy".
Chiều hôm đó, Keith viết cho Hầu tước Beaver một lá thư và ba tuần sau ông chủ báo Express đồng ý tiếp con trai Hầu tước Graham mười lăm phút.
Keith đến ngôi nhà ở Arlington sớm mười lăm phút và đi đi lại lại bên nhà thờ Thánh James mấy phút trước khi bước vào một khối nhà đồ sộ. Anh phải đợi thêm khoảng hai mươi phút nữa truớc khi cô thư ký đưa anh vào gặp Hầu tước Beaverbrook trong một văn phòng rộng trông ra khuôn viên Thánh James.
"Cha cậu thế nào?" Đó là câu đầu tiên ông hỏi.
"Thưa ngài, cha tôi khoẻ!" Keith trả lời, vẫn đứng trước bàn vì chưa đuợc mời ngồi.
"Và cậu muốn nối nghiệp cha?” Ông già hỏi, ngước nhìn anh.
"Thưa ngài, vâng ạ".
"Vậy thì được rồi. Sáng mai đúng 10 giờ cậu có mặt tại Văn phòng của Frank Butterfield tại toà báo Express. Anh ta là phó Tổng biên tập cừ khôi nhất phố Fleet. Còn hỏi gì nữa không?”.
"Dạ thưa, không”.
" Tốt. Nhớ cho tôi gửi lời hỏi thăm cha cậu". Ông ta cúi đầu, có nghĩa là cuộc hội kiến kết thúc. Ba muơi giây sau, Keith xuống tới nhà thờ, tự hỏi không biết mình đã gặp hay chưa?
Sáng hôm sau, anh đến trình diện Frank Butterfield tại phố Fleet. Tay phó Tổng biên tập hình như không lúc nào ngừng chạy từ phóng viên này đến phóng viên khác. Keith cố theo cho kịp, và không lâu sau đó hiểu được tại sao ông ta lại những ba lần ly dị. Ít người đàn bà nào tỉnh táo mà lại có thể chấp nhận một lối sống như thế. Tối nào cũng vậy, chỉ trừ thứ Bẩy, Butterfield mang tờ báo vào giường và đó là một người tình không khoan nhượng.
Qua vài tuần, Keith phát chán vì cứ phải chạy theo Frank, ngày càng sốt ruột muốn biết một vấn đề lớn hơn là sản xuất và quản lý một tờ báo thế nào. Frank biết chàng thanh niên này đang sốt ruột bèn lên một chương trình kín hết thời gian. Anh sẽ làm việc ba tháng trong bộ phận lưu hành, ba tháng ở bộ phận quảng cáo và ba tháng nữa dưới xưởng in. Ở đó, anh thấy các thành viên nghiệp đoàn chơi bài trong khi lẽ ra họ phải đứng máy, hoặc sử dụng thời gian nghỉ để hoặc uống cà phê, hoặc đánh cá cược ở nơi gần nhất. Một vài người còn tới làm dưới hai ba tên, mỗi tên có một sổ lương riêng.
Tới khi đã ở toà báo Express được sáu tháng, anh bắt đầu tự hỏi có phải chất lượng của bài bình luận là tất cả những gì cần để ra được một tờ báo thành công? Liệu cha con anh có nên cứ sáng chủ nhật chỉ đọc kỹ mục quảng cáo trên tờ Courier thay vì đọc kỹ những gì in trên trang nhất? Và thay vì ngồi trong văn phòng của cha phê phán những tựa đề trên tờ Gazette, họ có nên suy nghĩ xem toà báo đang thừa nhiều nhân viên, hoặc chi phí của các phóng viên có vượt quá mức kiểm soát không? Cuối cùng, dù chỉ số phát hành có lớn đến mấy đi nữa, mục đích chính vẫn phải là thu hồi lại vốn đầu tư càng nhanh càng tốt. Anh thường thảo luận vấn đề này với Butterfield, người cho rằng những khuôn phép hình thành từ lâu ở đây khó mà đảo ngược được.
Keith viết thư về nhà thường xuyên và viết rất dài để diễn giải luận thuyết của mình. Giờ đây, khi cũng gặp phải rất nhiều vấn đề mà cha anh từng vướng mắc, anh bắt đầu sợ rằng những khuôn mẫu của nghiệp đoàn vốn phổ biến ở các toà báo của phố Fleet chẳng bao lâu nữa sẽ tìm đường qua Úc.
Cuối năm đầu tiên, Keith gửi một bản ghi nhớ dài tới ông Beaverbrook, mặc dù Frank Butterfield khuyên là không nên. Trong đó, anh nói rõ xưởng in của tờ Express sử dụng số công nhân nhiều hơn cần thiết tới ba lần, và trong khi tiền lương là số chi trả lớn nhất thì không hy vọng gì một nhóm báo chí lớn hiện đại có thể làm ăn có lãi. Trong tương lai, ai đó sẽ phải ra tay với nghiệp đoàn. Beaverbrook không nhắc gì đến báo cáo đó.
Không nản chí, Keith bắt đầu năm thứ hai tại tờ Express bằng việc dành thêm nhiều thời gian mà hồi ở Oxford anh đâu nghĩ là cần thiết. Việc này càng giúp củng cố quan điểm của anh là sớm muộn gì cũng phải có những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp báo chí, và anh chuẩn bị một bản ghi nhớ sẽ thảo luận với cha khi trở về Úc. Trong đó, anh ghi rõ cần phải thay đổi những gì ở toà báo Courier và Gazette nếu muốn làm ăn có lãi trong nửa sau của thế kỷ XX.
Keith đang dùng điện thoại trong phòng của Frank Butterfield sắp xếp chuyến bay về Melbourne thì người đưa thư chuyển cho anh một bức điện.
Những sòng bạc, trường đua ngựa.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment