Wednesday, May 11, 2016
Quyền Lực Thứ Tư - Chương 11
Báo
THE TIMES
Ngày 5 tháng Sáu, 1945
THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NƯỚC ĐỨC: CUỘC HỌP SƠ BỘ CỦA CÁC NHÀ CHỈ HUY ĐỒNG MINH
Khi đại uý Armstrong lần đầu tới thăm tờ Der Telegraf, anh ngạc nhiên thấy những phòng quá chật chội, tối tăm của toà báo dưới tầng hầm. Một người tự giới thiệu là Arno Schultz, Tổng biên tập của tờ báo, tiếp anh.
Schultz cao khoảng năm feet ba inches, với đôi mắt xám buồn rầu, tóc cắt ngắn. Ông ta mặc bộ comlê có gi lê, may đo từ thời trước chiến tranh, khi còn nặng hơn bây giờ khoảng hai chục kí. Cổ áo sơ mi và cửa tay đều đã sờn, chiếc cravát đen nhỏ bóng lộn.
Armstrong mỉm cười nhìn xuống ông ta. "Tôi với ông có cái giống nhau", anh bảo.
Schultz lo lắng đảo từ chân này sang chân kia trước mặt viên sĩ quan Anh cao to lừng lững. "Là cái gì vậy, thưa ngài?"
"Chúng ta đều là nguời Do thái ". Armstrong nói.
" Ông không nói thì tôi chẳng bao giờ biết", Schultz đáp, thực sự ngạc nhiên.
Armstrong không thể giấu nụ cười hài lòng. Anh bảo: "Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu là tôi có ý định tạo mọi cách giúp ông để tờ Der Telegraf lưu hành trên đường phố. Tôi chỉ có một mục tiêu lâu dài: đó là vượt chỉ số lưu hành của tờ Der Berliner".
Schultz có vẻ nghi ngờ. "Hiện mỗi ngày họ bán gấp đôi chúng tôi. Trước chiến tranh cũng vậy. Họ có những máy in tốt hơn, nhân viên đông hơn và có lợi thế nằm trong khu vực người Mỹ kiểm soát. Thưa ngài đại uý! Tôi không nghĩ đó là một mục tiêu thực tế".
"Vậy thì ta bắt đầu phải thay đổi tất cả những thứ đó, đúng không?" - Armstrong nói. - "Từ nay, ông hãy coi tôi như chủ bút của tờ báo này, tôi vẫn để ông quyền làm Tổng biên tập. Sao ông không cho biết đang có những khó khăn gì nào?"
"Tôi bắt đầu từ đâu bây giờ?" Schultz nhìn ông chủ mới, nói. "Máy in của chúng ta quá cũ kỹ. Nhiều bộ phận đã hỏng mà không có cách nào kiếm phụ tùng thay thế".
"Lập danh sách những thứ ông cần, tôi sẽ lo phần còn lại."
Schultz vẫn có vẻ không tin tưởng. Ông bắt đầu lau kính bằng chiếc khăn rút từ túi ngực áo vét. "Rồi còn hay bị mất điện. Vừa mới cho máy chạy được một lúc đã lại bị cắt, cho nên ít nhất một tuần có hai ngày không in được số báo nào".
"Tôi sẽ lo để chuyện đó không thường xảy ra”, Armstrong hứa mà chưa biết sẽ phải làm thế nào. "Còn gì nữa? "
"Vấn đề an ninh. Bộ phận kiểm duyệt dò xét từng chữ, do đó khi báo xuất hiện đã chậm một hai ngày, cộng thêm sau khi người ta đã đánh dấu chì xanh vào những đoạn thú vị nhứt, thì bài báo chẳng còn gì đáng đọc".
" Được rồi. Từ nay đích thân tôi sẽ xem các bài viết. Tôi cũng sẽ nói với bộ phận kiểm duyệt, để họ rộng rãi một chút. Hết chưa?"
"Chưa đâu, thưa đại uý. Vấn đề lớn nhứt của tôi lại là đôi khi suốt cả tuần có điện".
'"Tôi không hiểu. Sao đó lại là vấn đề được?".
"Bởi vì tôi luôn cạn giấy".
"Công suất máy in ngày bao nhiêu?".
"Một trăm ngàn, nhiều nhất là một trăm hai mươi ngàn bản".
"Còn tờ Der Berliner?"
"Khoảng hai trăm năm mươi ngàn. Mà ngày nào cũng thế".
"Tôi sẽ lo việc ông được cung cấp đủ giấy in mỗi ngày cho số bản như vậy. Hãy cho tôi đến cuốỉ tháng".
Schultz vốn là người lịch thiệp, nhưng khi đại uý Armstrong trở về văn phòng, ông không nói nổi cả câu cám ơn. Mặc dù viên sĩ quan Anh tỏ ra rất tự tin, nhưng đơn giản là ông không tin có thể làm được.
Trở lại văn phòng, Armstrong yêu cầu Sally đánh máy một danh sách các thứ mà Schultz yêu cầu. Anh kiểm tra lại lần nữa, rồi bảo cô in thành mười hai bản, sau đó triệu tập một cuộc họp. Một tiếng sau, mọi người lục tục kéo vào phòng anh.
Sally đưa mỗi người một bản. Armstrong ngắn gọn điểm qua các mục trong danh sách rồi kết luận: "Tôi muốn có các thứ trong danh sách này, và có thật nhanh. Cho đến khi đầy đủ tất cả, các anh các chị sẽ được nghỉ phép ba ngày: còn từ nay cho tới lúc đó, khi nào thức là phải làm, kể cả cuối tuần. Tôi nói thế rõ chưa?"
Một vài người gật đầu, nhưng không ai nói một lời.
*
**
Chín ngày sau, Charlotte đến Berlin. Armstrong cử Benson ra ga đón nàng.
"Chồng tôi đâu?" Nàng hỏi khi các túi đồ đã được chất lên.
"Thưa bà Armstrong! Ông nhà có một cuộc họp quan trọng không thể vắng. Ông nói tối nay sẽ gặp bà".
Khi Dick về nhà, anh thấy Charlotte đã dỡ xong dồ đạc và đang chuẩn bị bữa tối. Khi anh bước qua cửa, nàng giang rộng tay chạy tới.
"Mời được em tới Berlin thật tuyệt vời", anh nói. "Anh xin lỗi không ra ga đón em được". Anh buông tay, nhìn vào mắt nàng. "Anh đang phải làm thay phần việc của sáu người. Hy vọng là em hiểu cho anh".
"Tất nhiên em hiểu chứ. Lúc ăn tối, em muốn được biết về công việc mới này của anh”.
Dick hầu như không ngừng nói từ lúc ngồi vào bàn cho đến khi họ vào giường ngủ, bỏ bát đĩa không rửa. Sáng hôm sau, lần đầu tiên từ khi tới Berlin, anh đến văn phòng hơi bị muộn.
Đội quân của đại uý Armstrong phải mất mười chín ngày mới tìm đủ các thứ theo bản danh sách; còn Dick mất thêm tám ngày mới có được chúng, sau khi phải sử dụng cả cách nói năng khôn khéo, dọa dẫm lẫn hối lộ. Khi một thùng gồm sáu máy chữ Remington đập hộp xuất hiện tại văn phòng mà không có giấy cấp phát, anh bảo trung uý Wakeham cứ lờ đi, coi như không biết.
Mỗi khi gặp trở ngại, Dick lại nhắc đến "đại tá Oakshott" và ” Uỷ ban Quân quản". Thông thường việc này bao giờ cũng có kết quả: viên sĩ quan phụ trách đành miễn cưỡng ký văn bản cung cấp những thứ anh cần.
Về việc điện đóm, Peter Wakeham báo cáo rằng vì quá tải, nên mỗi khu vực cứ mười hai tiếng sẽ bị cắt điện ít nhứt ba giờ. Anh nói thêm rằng lưới điện được chính thức đặt dưới quyền kiểm soát của một đại uý người Mỹ tên là Max Sackville; viên đại uý từ chối không có thời gian tiếp anh.
"Thằng cha đó để tôi lo", Armstrong bảo.
Nhưng Dick nhanh chóng phát hiện ra rằng khéo nói, doạ dẫm hoặc đút lót đều không thuyết phục dược Sackville, bởi vì người Mỹ có dư thừa mọi thứ và thường cho rằng quyền lực tối hậu là thuộc về họ. Anh cũng phát hiện ra điểm yếu của viên đại uý Mỹ này vào các tối thứ Bảy. Anh phải chịu khó ngồi mấy tiếng nghe Sackville kể đã được tặng huân chương trái tim màu tím trong trận Anzio như thế nào trước khi được mời tham gia hội đánh bài.
Trong ba tuần tiếp theo, Dick luôn tìm cách thua khoảng năm mươi đôla mỗi tối thứ Bảy, và bằng việc khai vào các mục khác, anh được thanh toán lại vào thứ Hai sau. Với cách đó, anh giữ được điện cho khu vực của Anh không bị cắt từ ba giờ chiều đến nửa đêm, trừ các ngày thứ Bảy, khi Der Telegraf không phải chạy máy.
Danh sách những yêu cầu của Arno Schultz được thoả mãn trong vòng hai mươi chín ngày; tới lúc đó, lượng báo mỗi ngày đã lên được một trăm bốn mươi ngàn tờ. Trung uý Wakeham được giao phụ trách mảng phát hành, nên cứ sáng ra là đã có báo lưu hành trên đường phố. Khi được Dick cho biết chỉ số phát hành mới của Der Telegraf đại tá Oakshott hết sức vui mừng và đồng ý cho các nhân viên văn phòng nghỉ ba ngày.
Nghe tin này không ai vui bằng Charlotte. Từ khi nàng tới Berlin, hiếm khi Dick về nhà trước nửa đêm và thường rời nhà trước khi nàng thức giấc. Nhưng chiều thứ Sáu đó, anh xuất hiện ngoài khu nhà họ ở trong chiếc Mécxeđec mượn của ai đó, và sau khi chất các va li méo mó lên xe, hai người cho xe chạy về Lyon nghỉ cuối tuần với gia đình nàng.
Điều Charlotte lo là Dick không thể nghỉ ngơi yên được một vài phút, nhưng nàng mừng vì trong ngôi nhà nhỏ ở Lyon không có điện thoại. Tối thứ Bảy, cả gia đình đi xem bộ phim Cuộc hôn nhân hoàn hảo do David Niven thủ vai. Sáng hôm sau, Dick bắt đầu để ria mép.
Ngay khi trở lại Berlin, đại uý Armstrong, theo lời khuyên của đại tá Oakshott, bắt đầu thiết lập những mối quan hệ hữu ích trong từng khu vực của thành phố, một việc khá dễ dàng khi mọi người biết anh đang nắm trong tay tờ báo có một triệu độc giả .
Hầu hết những người Đức khi mới gặp, qua kiểu cách của anh, đều nghĩ anh hẳn phải là một vị tướng, còn những ai không nghĩ như thế thì đều được hiểu rằng anh đang có sự hỗ trợ của các tướng lĩnh chóp bu. Anh tìm cách để tên tuổi các sĩ quan, nhân viên văn phòng được nhắc đến thường xuyên trên tờ Der Telegraf, và sau đó hiếm khi họ do dự trước những yêu cầu của anh, cho dù đó là những yêu cầu thái quá. Anh còn tận dụng các nguồn khác của báo để cổ suý cho mình và vì có thể tự viết bài, anh nhanh chóng trở thành một nhân vật nổi tiếng trong một thành phố đầy những người lính vô danh.
Ba tháng sau ngày Armstrong gặp Arno Schultz, tờ Der Telegraf đều đặn ra sáu số một tuần, và anh đã có thể báo cáo với đại tá Oakshott rằng chỉ số phát hành của báo đã vượt quá con số hai trăm ngàn, và với nhịp độ này, không lâu nữa nó sẽ vượt mặt Der Berliner. Vị đại tá chỉ nói: "Nhất cậu đấy". Thực ra ông không biết chắc Armstrong đang làm những gì, nhưng ông cũng biết chi tiêu của viên đại uý trẻ này đã vượt quá 20 bảng một tuần.
Mặc dù Dick nói lại với Charlotte lời khen của đại tá, nhưng nàng có thể cảm nhận được anh đã mệt mỏi với công việc này. Khi Der Telegraf phát hành ngang với số của Der Berliner, các sĩ quan cao cấp ở cả ba khu vực đều vui vẻ mời đại uý Armstrong tới dự các buổi gặp gỡ của họ. Có gì đâu, chỉ cần nói nhỏ với anh ta một câu là ngày hôm đó nó đã có trên mặt báo. Kết quả là anh luôn có dư thừa xì gà La Havana, Charlotte và Sally không bao giờ thiếu đồ lót ni lông, Peter Wakeham tha hồ uống rượu gin Gordon, còn các nhân viên khác thì có đủ vốt ka và thuốc lá để mở hẳn một chợ đen ở khu vực của Anh.
Nhưng Dick thất vọng vì con đường công danh chẳng mấy tiến triển. Mặc dù việc đề bạt đã được bóng gió nhiều lần, nhưng kết quả vẫn chưa ra sao trong một thành phố vốn đã đầy thiếu tá và đại tá, những người chẳng phải làm gì, chỉ ngồi đó mà đợi ngày về nước.
Dick bắt đầu bàn với Charlotte khả năng trở về Anh, nhất là khi thủ tướng Công đảng mới đắc cử là Clement Attlee kêu gọi binh sĩ Anh hãy mau hồi hương vì có nhiều việc đang chờ đợi họ. Mặc dù cuộc sống ở Berlin khá dễ dàng, Charlotte rất vui với ý kiến đó và động viên Dick xin được sớm giải ngũ. Ngày hôm sau, anh xin được gặp đại tá.
"Cậu có chắc là cậu muốn thế không?" Oakshott hỏi.
"Chắc chắn, thưa ngài", Dick trả lời. "Giờ đây khi mọi việc đã vào guồng, Schultz hoàn toàn có thể quản lý tờ báo mà không cần có tôi".
"Nghe cũng có lý. Tôi sẽ đẩy nhanh các khâu hồ sơ".
Mấy tiếng sau, lần đầu tiên Armstrong nghe đến cái tên Klaus Lauber và anh hãm các khâu hồ sơ chậm lại.
Cuối buổi sáng hôm đó, khi anh tới xưởng in, Schultz cho biết lần đầu tiên họ đã bán vượt tờ Der Berliner, và ông nghĩ có thể đã đến lúc cho ra số báo Chủ nhật.
"Chẳng có lý gì để ông không làm việc đó", Dick mệt mỏi nói.
"Giá như tôi có thể thay đổi giá báo như đã làm trước chiến tranh". Schultz thở dài nói. "Với số lượng này, chúng ta có thể được lời lớn. Có thể ngài đại uý thấy khó tin, nhưng vào những ngày đó, tôi được coi là một người thành đạt và giàu có".
"Rất có thể sắp tới cũng thế, và lại còn nhanh hơn ông tưởng", Dick nói, mắt nhìn qua cửa sổ xuống đường phố đầy những khuôn mặt mệt mỏi. Anh sắp bảo với Schultz rằng mình sẽ giao lại toàn bộ tờ báo cho ông và trở về Anh thì ông ta bảo: "Tôi không chắc còn có được điều đó nữa".
"Sao không? Tờ báo thuộc quyền của ông, ai cũng biết việc hạn chế cổ phần của người Đức sắp được bãi bỏ".
"Có thể là như thế, đại úy ạ, nhưng điều không may là tôi không còn sở hữu cổ phần nào của công ty".
Armstrong ngừng lại và bắt đầu chọn từ cẩn thận. "Vậy sao? Tại sao ông lại bán hết cổ phần?" Anh hỏi, mắt vẫn nhìn qua cửa sổ.
"Tôi đâu có bán, mà là tặng".
"Tôi vẫn chưa hiểu", Armstrong nói, xoay hẳn người lại.
"Chuyện rất đơn giản. Sau khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã thông qua một đạo luật không cho phép người Do thái được sở hữu các tờ báo. Tôi buộc phải từ bỏ cổ phần của mình cho người thứ ba".
"Vậy bây giờ ai là người sở hữu tờ Der Telegraf?"
"Một người bạn cũ của tôi tên là Klaus Lauber", Schultz đáp. "Ông ta là nhân viên thuộc Bộ các công trình công cộng. Nhiều năm trước đây, chúng tôi quen nhau tại Câu lạc bộ Cờ vua, thường chơi vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu, điều mà tôi cũng không được phép tiếp tục sau khi Hitler lên nắm quyền".
"Nhưng nếu đã là thân thiết với nhau thì ông ta phải tìm cách trả lại cổ phần cho ông chứ”.
"Thực ra ông ấy cũng đã đưa tôi một số tiền tượng trưng, ngầm hiểu rằng sẽ trả lại cho tôi tờ báo một khi chiến tranh kết thúc".
"Và tôi tin ông ta sẽ giữ lời hứa, nhất là khi lại là bạn thân", Armstrong nói.
"Tôi cũng tin là như thế, nếu như chúng tôi không bặt tin nhau trong thời gian chiến tranh. Từ tháng Mười hai năm 1942, tôi không còn gặp ông ấy. Giống như những người Đức khác, ông ta cũng trở thành một con số thống kê nào đó".
"Nhưng ông phải biết ông ta sống ở đâu chứ?" Armstrong hỏi, tay gõ nhẹ chiếc gậy lên chân.
"Gia đình ông ấy rời Berlin ngay khi thành phố bắt đầu bị ném bom và chúng tôi cũng mất liên lạc từ đó. Có trời mà biết hiện giờ ông ấy ở đâu", ông ta thở dài nói thêm.
Dick cảm thấy đã có đủ mọi thông tin cần thiết. "A, mà bài báo về việc mở một sân bay mới thế nào rồi?' Anh hỏi để thay đổi chủ đề.
"Chúng tôi đã cử phóng viên ảnh ra hiện trường và tôi nghĩ sẽ phái thêm một phóng viên đến để phỏng vấn..." Schultz trả lời với vẻ nghiêm trang, nhưng đầu óc Armstrong thì còn đang ở đâu đâu. Ngay khi về đến văn phòng, anh yêu cầu Sally gọi cho Uỷ ban Quân quản Đồng minh tìm xem ai là người sở hữu tờ Der Telegraf.
"Tôi cứ nghĩ là Arno”, cô ta nói.
"Tôi cũng nghĩ thế, nhưng lại là không phải. Ông ta buộc phải bán cổ phần cho một người tên là Klaus Lauber ngay sau khi Hitler lên cầm quyền. Vì vậy tôi cần biết: một là, Lauber có phải vẫn còn giữ cổ phần không? Hai là, nếu còn, thì ông ta còn sống hay đã chết? Và ba là, nếu ông ta còn sống thì đang ở xó xỉnh nào? Mà này, Sally! Không được nói chuyện này với ai, kể cả trung uý Wakeham".
Phải mất ba ngày Sally mới xác định được thiếu tá Otto Klaus Lauber vẫn là chủ sở hữu của tờ Der Telegraf có đăng ký hợp pháp với Ủy ban Quân quản Đồng minh.
"Nhưng ông ta còn sống chứ?” Armstrong hỏi.
"Rất có thể là như thế, bởi vì ông ta hiện bị giam ở xứ Gan".
"Ở xứ Gan? Sao lại thế được nhỉ ".
"Hình như thiếu tá Lauber hiện đang trong trại cải tạo ở ngoại vi Bridgend, là nơi ba năm qua ông ta bị giam giữ vì bị bắt trong khi đang phục vụ trong quân đoàn châu Phi dưới quyền tướng Rommel".
"Cô còn biết gì thêm nữa?”.
"Chỉ có thế” Sally đáp. "Tôi nghĩ viên thiếu tá này không gặp may".
"Tốt lắm, Sally. Nhưng tôi vẫn còn muốn biết thêm về ông ta. Bất kể, từ ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, làm ở Bộ Các công trình công cộng bao lâu, cho đến ngày kết thúc ở Brigend. Hãy xử dụng hết mọi ưu thế mà chúng ta có, nếu cần thì thêm. Tôi sẽ đến chỗ Oakshott. Tôi còn gì phải lo nữa không?".
"Có một phóng viên trẻ của tờ Oxford Mail muốn gặp ông. Anh ta đã đợi cả tiếng rồi".
"Để đến ngày mai".
"Nhưng anh ta đã viết thư cho ông và ông đã nhận lời hẹn gặp".
"Để đến ngày mai", Armstrong nhắc lại.
Sally hiểu cái giọng ấy, và sau khi tống khứ được anh chàng Townsend đi, cô bỏ hết mọi việc, tập trung tìm hiểu về nghề nghiệp không mấy nổi tiếng của thiếu tá Klaus Lauber.
Khi Dick rời văn phòng, binh nhì Benson lái xe đưa anh qua sở chỉ huy đóng ở phía bên kia khu vực do Anh kiểm soát.
"Cậu đưa ra một yêu cầu rất quái gở", đại tá Oakshott nói sau khi nghe anh trình bày.
" Thưa ngài, tôi nghĩ ngài sẽ thấy rằng về lâu dài, việc này sẽ góp phần hàn gắn mối quan hệ giữa các lực lượng chiếm đóng và người dân Berlin".
"Thôi được. Tôi biết cậu hiểu những việc đó hơn tôi, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể đoán các ông chủ của chúng ta sẽ phản ứng thế nào? "
"Thưa, ngài có thể làm cho họ hiểu nếu chúng ta có thể cho người Đức thấy rằng chồng, con, cha họ, những tù nhân của người Anh, cũng được đốĩ xử công bằng và tử tế, thì đó sẽ là một thành công vang dội trong mối quan hệ công cộng, nhất là khi nhớ lại cách bọn Quốc xã đối xử với người Do thái".
"Tôi sẽ cố gắng hết sức", viên đại tá hứa. "Cậu muốn thăm bao nhiêu trại?".
"Tôi nghĩ chỉ cần bắt đầu từ một trại. Và trong tương lai, có thể thêm độ một hai trại nữa nếu chuyến đầu không thành công”. Anh mỉm cười. "Tôi hy vọng điều đó sẽ làm các ông chủ của chúng ta bớt lý do để lo lắng".
"Cậu có nghĩ ra một trại nào cụ thể không?" Viên đại tá hỏi.
"Tin tức tình báo cho biết lý tưởng nhất là bắt đầu từ trại nằm ngoài Bridgend vài dặm".
Vị đại tá mất nhiều thời gian hơn Sally để vận động cấp trên chấp thuận yêu cầu của đại uý Armstrong. Dick đọc đi đọc lại tất cả những ghi chép của Sally về Klaus Lauber để tìm một cách tiếp cận hợp ]ý nhất.
Lauber sinh năm 1896 tại thành phố Dresen. Ông ta đã phục vụ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, leo đến cấp bậc đại uý. Sau hoà ước, ông ta làm tại Bộ Các công trình công cộng ở Berlin. Tuy chỉ là quân dự bị, tháng Mười hai năm 1942 ông bị gọi vào lính với hàm thiếu tá. Sau đó, ông ta được chuyển đến Bắc Phi, chỉ huy một đơn vị chuyên xây dựng cầu đường, và sau này lại chính là đơn vị được lệnh phải phá huỷ chúng. Ông ta bị bắt hồi tháng Ba năm 1943 trong trận El-Aghelia, bị đưa về Anh và hiện bị giam trong trại gần Bridgend. Trong hồ sơ cá nhân của Lauber lưu giữ tại Văn phòng Bộ Chiến tranh ở Whitehall, không thấy nói gì tới những cổ phần của ông ta trong tờ Der Telegraf.
Sau khi đã đọc kỹ mọi chuyện, anh hỏi Sally một câu. Cô nhanh chóng tra trong sổ tay của Bộ Chiến tranh và đưa cho anh ba cái tên.
"Có ai trong số họ đã từng phục vụ trong Trung đoàn Nhà vua ở Bắc Stafford không?".
"Không", Sally đáp. "Nhưng có một người đã phục vụ trong Lữ đoàn bộ binh Hoàng gia và cũng dùng các phương tiện hậu cần như chúng ta".
"Tốt. Vậy thì anh ta là người đằng mình".
"Nhân tiện xin hỏi ông, tôi phải làm gì với anh chàng phóng viên của tờ Mail Oxford?"
Dick dừng lại. "Nói tôi tới khu vực của người Mỹ, và sẽ cố gắng thu xếp gặp anh ta vào ngày mai".
Rất ít khi Armstrong cùng ăn với các sĩ quan Anh, vì với ảnh hưởng của mình, lại được tự do đi lại trong thành phố, bao giờ anh cũng được mời chào tại các phòng ăn ở Berlin. Với các sĩ quan thì ai cũng biết, khi nói đến chuyện ăn uống, người ta bao giờ cũng tìm cớ để được có mặt tại khu vực của người Pháp. Tuy nhiên, vào cái tối thứ Ba đặc biệt đó, đại uý Armstrong đã đến phòng ăn khoảng sau sáu giờ, hỏi một hạ sĩ quan đang phục vụ tại quầy rượu có ai là đại uý Stephen Hallet không.
"Có, thưa ngài", anh ta trả lời. "Đại uý Hallet thường đến vào lúc sáu ruỡi. Tôi nghĩ ngài biết ông ấy làm việc tại văn phòng pháp lý", anh ta nói thêm cho Armstrong điều mà anh đã biết.
Armstrong vẫn ngồi tại quầy rượu, nhâm nhi ly uýtxki, mắt nhìn ra cửa mỗi khi có người bước vào. Rồi anh nhìn viên hạ sĩ với vẻ dò hỏi; anh này cứ lắc đầu hoài, cho tới khi một người hói đầu hơi sớm, gầy gò đến mức làm bộ quân phục số nhỏ nhất cũng trở nên rộng thùng thình, đi về phía quầy rượu. Anh ta gọi một chai Tom Collins, và người trông nom quầy nhìn Armstrong gật nhẹ. Anh chuyển đến ngồi cạnh Hallet.
Anh tự giới thiệu và nhanh chóng biết rằng Hallet hiện đang sốt ruột chờ lệnh giải ngũ, trở lại Lincoln's Inn Fields tiếp tục hành nghề luật sư.
"Để tôi xem có thể giúp đẩy nhanh thủ tục được không". Armstrong nói, thừa biết rằng ở văn phòng đó, anh hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng gì.
"Rất cám ơn anh bạn", Hallet nói. "Nếu anh cần tôi giúp gì để đáp lại thì đừng ngại cho tôi biết".
"Chúng ta ăn một chút gì chứ?" Armstrong gợi ý, rồi bỏ chiếc ghế cao, đưa anh chàng luật sư về phía chiếc bàn ở góc phòng yên tĩnh. Armstrong gọi món ăn, bảo viên hạ sĩ mang cho một chai vang từ giá rượu đặc biệt. Anh dẫn dụ anh chàng luật sư vào chủ đề mà anh thực sự cần tư vấn.
"Tôi quá hiểu những vấn dề mà những người Đức này gặp phải, vì tôi cũng là dân Do thái", Armstrong nói trong khi rót thêm rượu vào cốc cho anh bạn.
"Anh làm tôi thật sự ngạc nhiên", Hallet bảo. "nhưng đại uý Armstrong này", anh ta nói thêm trong khi nhấp rượu, “anh rõ ràng là một người đầy những chuyện ngạc nhiên".
Armstrong chăm chú nhìn sang, nhưng không thấy nét giễu cợt nào. "Anh có thể giúp tôi trong một trường hợp khá thú vị mới đưa tới văn phòng của tôi", anh ướm thử.
“Tôi sẽ rất vui nếu giúp được anh". Hallet trả lời.
"Thế thì tốt quá", Armstrong nói, không động đến cốc rượu. "Tôi muốn biết một người Do thái Đức có quyền gì nếu trước chiến tranh anh ta phải bán cổ phần của mình trong công ty cho một người không phải Do thái. Bây giờ khi chiến tranh kết thúc, anh ta có quyền đòi lại không?"
Tay luật sư dừng một lát, và lần này có vẻ hơi bối rối. "Chỉ khi người mua tử tế bán lại cho anh ta, nếu không thì không thể làm gì khác. Đó là luật Nuremberg năm 1935, nếu tôi nhớ chính xác".
"Có vẻ không được công bằng lắm", Armstrong nói gọn lỏn.
"Đúng vậy”, anh ta vừa uống vừa trả lời. "Quả thật không công bằng. Nhưng đó là luật từ thời đó, sự thể bây giờ đã khác, nhưng không có một quyền lực dân sự nào bác được nó. À, mà thứ vang đỏ này ngon thật đấy. Anh kiếm đâu ra thế?"
"Một người bạn ở khu người Pháp xem ra có nguồn cung cấp vô tận. Nếu anh thích, tôi sẽ gửi biếu anh một thùng".
Sáng hôm sau, đại tá Oakshott nhận được lệnh cho phép đại uý Armstrong thăm một trại cải tạo ở Anh vào bất cứ thời gian nào trong tháng tới. "Nhưng họ chỉ cho cậu quanh quẩn ỏ Bridgend thôi", ông nói thêm.
"Tôi hiểu", Armstrong đáp.
Vị đại tá đọc trong tờ ghi nhớ trước mặt rồi nói thêm. "Và họ cũng nói rất rõ là cậu không thể nói chuyện với quá ba tù binh, và không với ai vượt quá cấp bậc đại tá - đó là nghiêm lệnh từ cơ quan an ninh".
"Tôi nghĩ dù có hạn chế đó, tôi cũng vẫn làm được".
"Ta hãy hy vọng việc này xem ra bõ công sức của cậu, Dick ạ. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ".
"Tôi hy vọng sẽ chứng tỏ là ngài sai".
Trở lại văn phòng, anh yêu cầu Sally chuẩn bị các giấy tờ đi lại cho anh.
" Ông muốn đi khi nào?" Cô hỏi.
"Ngày mai".
"Tôi hỏi câu ngốc quá", cô ta nói.
Sally mua vé cho anh đi Lonđon chuyến ngày hôm sau, sau khi một vị tướng ra lệnh hoãn chuyến bay vào phút chót. Cô cũng sắp xếp xe đón và đưa anh thẳng đến xứ Gan.
"Nhưng đại uý không có tiêu chuẩn dùng xe có tài xế riêng", anh nói khi Sally trao cho anh giấy tờ đi lại.
"Có đấy, khi một vị thiếu tướng muốn có ảnh con gái mình trên trang nhất tờ Der Telegraf vào lúc cô ta tới thăm Berlin tháng sau".
"Ông ta muốn vậy để làm gì?"
"Tỏi đoán vì ông ta không thể gả chồng cho con gái ở Anh", Sally trả lời. "Và như tôi phát hiện, ở đây cứ cái gì trùm váy là khối người nhảy xổ vào".
Armstrong cười phá lên. "Sally, nếu tôi phải trả công cho cô, thì cô sẽ được tăng lương. Còn bây giờ có gì thêm về Lauber không? Cái gì cũng tốt".
Trong bữa ăn tối hôm đó, Dick nói với Charlotte rằng một trong những lý do anh đi Anh lần này là xem có thể kiếm được việc khi hoàn tất mọi thủ tục giải ngũ không. Tuy cố gượng cười, gần đây nàng không biết chắc anh có kể hết mọi chuyện với vợ không. Nếu gặng hỏi, anh thường thoái thác bằng việc dùng nhũng từ như "Tối mật" và lấy ngón tay gõ lên đầu mũi như anh thấy đại tá Oakshott thường làm.
*
**
Sáng hôm sau, binh nhì Benson đánh xe đưa anh ra sân bay. Tiếng loa thông báo trong phòng đợi: "Mời đại uý Armstrong đến trạm điện thoại quân sự nơi gần nhất trước khi lên máy bay". Giá như máy bay của anh không đang lăn bánh trên đường băng, thì chắc anh đã nghe cú điện thoại đó.
Ba tiếng sau anh tới London. Anh tiến về phía một hạ sĩ đang tựa lưng vào chiếc Austin bóng lộn, tay giơ cao tấm biển đề chữ "Đại uý Armstrong". Viên hạ sĩ đứng nghiêm chào khi thấy người sĩ quan tiến về phía mình.
"Tôi cần đến Bridgend ngay", anh nói trước khi người lái xe kịp mở miệng. Xe bon bon trên đường A40, và vài phút sau Armstrong thiếp đi. Mãi tới khi người lái xe gọi: "Chỉ còn vài dặm nữa là chúng ta đến nơi”, anh mới tỉnh dậy.
Khi xe chạy vào trại, anh bỗng nhớ lại ngày mình còn ở trại Liverpool. Nhưng lần này xe của anh chạy qua cổng, lính gác đứng nghiêm chào. Hạ sĩ cho xe đỗ trước văn phòng của chỉ huy trại.
Khi anh bước vào, một đại uý từ sau bàn đứng đậy chào. "Tôi là Roach. Rất vui mừng được làm quen với anh". Armstrong nắm chặt bàn tay anh ta chìa ra. Đại uý Roach không đeo huân chương trên quân phục và xem ra chưa hề qua eo biển Măngxơ lần nào, chưa nói gì đến vượt biển đối mặt với kẻ thù. "Không ai nói rõ xem tôi có thể giúp anh bằng cách nào", anh ta nói khi dẫn Armstrong tới chiếc ghế mềm cạnh lò sưởi.
"Tôi muốn xem danh sách các tù binh phân về trại này", Armstrong nói mà không mất thì giờ vào những chuyện vớ vẩn. "Tôi có ý định gặp ba tù binh để chuẩn bị một báo cáo trình Uỷ ban Quân quản ở Berlin".
''Việc đó thì dễ thôi", đại uý nói. "Nhưng sao họ lại chọn Bridgend? Phần lớn tướng lĩnh quốc xã giam ở Yorkshire cơ mà".
"Tôi có biết việc đó, nhưng không được quyền lựa chọn".
"Vậy thì được. Nào, anh định phỏng vấn loại nào, hay là tôi cứ chọn đại cho anh?". Đại uý Roach trao cho anh danh sách, và Armstrong nhanh chóng lần tay theo những tên đã được đánh máy. Anh mỉm cười. "Tôi sẽ gặp một hạ sĩ quan, một trung uý và một thiếu tá", anh nói, đánh dấu vào ba cái tên rồi đưa lại danh sách cho viên đại uý.
Ronch nghiên cứu ba tên đó. "Hai người đầu thì dễ thôi, nhưng tôi e rằng anh không thể gặp thiếu tá Lauber được".
"Tôi hoàn toàn được phép..."
"Cho dù anh có được thủ tướng Attlee cho phép thì cũng vậy thôi", đại uý Roach cắt ngang. "Về trường hợp Lauber, tôi không thể giúp gì được anh".
"Sao lại không?", Armstrong sửng cồ.
"Bởi vì ông ta đã chết cách đây hai tuần. Thứ Hai vừa rồi, tôi đã đưa thi hài ông ta về Berlin".
= 0. 3m
THE TIMES
Ngày 5 tháng Sáu, 1945
THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NƯỚC ĐỨC: CUỘC HỌP SƠ BỘ CỦA CÁC NHÀ CHỈ HUY ĐỒNG MINH
Khi đại uý Armstrong lần đầu tới thăm tờ Der Telegraf, anh ngạc nhiên thấy những phòng quá chật chội, tối tăm của toà báo dưới tầng hầm. Một người tự giới thiệu là Arno Schultz, Tổng biên tập của tờ báo, tiếp anh.
Schultz cao khoảng năm feet ba inches, với đôi mắt xám buồn rầu, tóc cắt ngắn. Ông ta mặc bộ comlê có gi lê, may đo từ thời trước chiến tranh, khi còn nặng hơn bây giờ khoảng hai chục kí. Cổ áo sơ mi và cửa tay đều đã sờn, chiếc cravát đen nhỏ bóng lộn.
Armstrong mỉm cười nhìn xuống ông ta. "Tôi với ông có cái giống nhau", anh bảo.
Schultz lo lắng đảo từ chân này sang chân kia trước mặt viên sĩ quan Anh cao to lừng lững. "Là cái gì vậy, thưa ngài?"
"Chúng ta đều là nguời Do thái ". Armstrong nói.
" Ông không nói thì tôi chẳng bao giờ biết", Schultz đáp, thực sự ngạc nhiên.
Armstrong không thể giấu nụ cười hài lòng. Anh bảo: "Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu là tôi có ý định tạo mọi cách giúp ông để tờ Der Telegraf lưu hành trên đường phố. Tôi chỉ có một mục tiêu lâu dài: đó là vượt chỉ số lưu hành của tờ Der Berliner".
Schultz có vẻ nghi ngờ. "Hiện mỗi ngày họ bán gấp đôi chúng tôi. Trước chiến tranh cũng vậy. Họ có những máy in tốt hơn, nhân viên đông hơn và có lợi thế nằm trong khu vực người Mỹ kiểm soát. Thưa ngài đại uý! Tôi không nghĩ đó là một mục tiêu thực tế".
"Vậy thì ta bắt đầu phải thay đổi tất cả những thứ đó, đúng không?" - Armstrong nói. - "Từ nay, ông hãy coi tôi như chủ bút của tờ báo này, tôi vẫn để ông quyền làm Tổng biên tập. Sao ông không cho biết đang có những khó khăn gì nào?"
"Tôi bắt đầu từ đâu bây giờ?" Schultz nhìn ông chủ mới, nói. "Máy in của chúng ta quá cũ kỹ. Nhiều bộ phận đã hỏng mà không có cách nào kiếm phụ tùng thay thế".
"Lập danh sách những thứ ông cần, tôi sẽ lo phần còn lại."
Schultz vẫn có vẻ không tin tưởng. Ông bắt đầu lau kính bằng chiếc khăn rút từ túi ngực áo vét. "Rồi còn hay bị mất điện. Vừa mới cho máy chạy được một lúc đã lại bị cắt, cho nên ít nhất một tuần có hai ngày không in được số báo nào".
"Tôi sẽ lo để chuyện đó không thường xảy ra”, Armstrong hứa mà chưa biết sẽ phải làm thế nào. "Còn gì nữa? "
"Vấn đề an ninh. Bộ phận kiểm duyệt dò xét từng chữ, do đó khi báo xuất hiện đã chậm một hai ngày, cộng thêm sau khi người ta đã đánh dấu chì xanh vào những đoạn thú vị nhứt, thì bài báo chẳng còn gì đáng đọc".
" Được rồi. Từ nay đích thân tôi sẽ xem các bài viết. Tôi cũng sẽ nói với bộ phận kiểm duyệt, để họ rộng rãi một chút. Hết chưa?"
"Chưa đâu, thưa đại uý. Vấn đề lớn nhứt của tôi lại là đôi khi suốt cả tuần có điện".
'"Tôi không hiểu. Sao đó lại là vấn đề được?".
"Bởi vì tôi luôn cạn giấy".
"Công suất máy in ngày bao nhiêu?".
"Một trăm ngàn, nhiều nhất là một trăm hai mươi ngàn bản".
"Còn tờ Der Berliner?"
"Khoảng hai trăm năm mươi ngàn. Mà ngày nào cũng thế".
"Tôi sẽ lo việc ông được cung cấp đủ giấy in mỗi ngày cho số bản như vậy. Hãy cho tôi đến cuốỉ tháng".
Schultz vốn là người lịch thiệp, nhưng khi đại uý Armstrong trở về văn phòng, ông không nói nổi cả câu cám ơn. Mặc dù viên sĩ quan Anh tỏ ra rất tự tin, nhưng đơn giản là ông không tin có thể làm được.
Trở lại văn phòng, Armstrong yêu cầu Sally đánh máy một danh sách các thứ mà Schultz yêu cầu. Anh kiểm tra lại lần nữa, rồi bảo cô in thành mười hai bản, sau đó triệu tập một cuộc họp. Một tiếng sau, mọi người lục tục kéo vào phòng anh.
Sally đưa mỗi người một bản. Armstrong ngắn gọn điểm qua các mục trong danh sách rồi kết luận: "Tôi muốn có các thứ trong danh sách này, và có thật nhanh. Cho đến khi đầy đủ tất cả, các anh các chị sẽ được nghỉ phép ba ngày: còn từ nay cho tới lúc đó, khi nào thức là phải làm, kể cả cuối tuần. Tôi nói thế rõ chưa?"
Một vài người gật đầu, nhưng không ai nói một lời.
*
**
Chín ngày sau, Charlotte đến Berlin. Armstrong cử Benson ra ga đón nàng.
"Chồng tôi đâu?" Nàng hỏi khi các túi đồ đã được chất lên.
"Thưa bà Armstrong! Ông nhà có một cuộc họp quan trọng không thể vắng. Ông nói tối nay sẽ gặp bà".
Khi Dick về nhà, anh thấy Charlotte đã dỡ xong dồ đạc và đang chuẩn bị bữa tối. Khi anh bước qua cửa, nàng giang rộng tay chạy tới.
"Mời được em tới Berlin thật tuyệt vời", anh nói. "Anh xin lỗi không ra ga đón em được". Anh buông tay, nhìn vào mắt nàng. "Anh đang phải làm thay phần việc của sáu người. Hy vọng là em hiểu cho anh".
"Tất nhiên em hiểu chứ. Lúc ăn tối, em muốn được biết về công việc mới này của anh”.
Dick hầu như không ngừng nói từ lúc ngồi vào bàn cho đến khi họ vào giường ngủ, bỏ bát đĩa không rửa. Sáng hôm sau, lần đầu tiên từ khi tới Berlin, anh đến văn phòng hơi bị muộn.
Đội quân của đại uý Armstrong phải mất mười chín ngày mới tìm đủ các thứ theo bản danh sách; còn Dick mất thêm tám ngày mới có được chúng, sau khi phải sử dụng cả cách nói năng khôn khéo, dọa dẫm lẫn hối lộ. Khi một thùng gồm sáu máy chữ Remington đập hộp xuất hiện tại văn phòng mà không có giấy cấp phát, anh bảo trung uý Wakeham cứ lờ đi, coi như không biết.
Mỗi khi gặp trở ngại, Dick lại nhắc đến "đại tá Oakshott" và ” Uỷ ban Quân quản". Thông thường việc này bao giờ cũng có kết quả: viên sĩ quan phụ trách đành miễn cưỡng ký văn bản cung cấp những thứ anh cần.
Về việc điện đóm, Peter Wakeham báo cáo rằng vì quá tải, nên mỗi khu vực cứ mười hai tiếng sẽ bị cắt điện ít nhứt ba giờ. Anh nói thêm rằng lưới điện được chính thức đặt dưới quyền kiểm soát của một đại uý người Mỹ tên là Max Sackville; viên đại uý từ chối không có thời gian tiếp anh.
"Thằng cha đó để tôi lo", Armstrong bảo.
Nhưng Dick nhanh chóng phát hiện ra rằng khéo nói, doạ dẫm hoặc đút lót đều không thuyết phục dược Sackville, bởi vì người Mỹ có dư thừa mọi thứ và thường cho rằng quyền lực tối hậu là thuộc về họ. Anh cũng phát hiện ra điểm yếu của viên đại uý Mỹ này vào các tối thứ Bảy. Anh phải chịu khó ngồi mấy tiếng nghe Sackville kể đã được tặng huân chương trái tim màu tím trong trận Anzio như thế nào trước khi được mời tham gia hội đánh bài.
Trong ba tuần tiếp theo, Dick luôn tìm cách thua khoảng năm mươi đôla mỗi tối thứ Bảy, và bằng việc khai vào các mục khác, anh được thanh toán lại vào thứ Hai sau. Với cách đó, anh giữ được điện cho khu vực của Anh không bị cắt từ ba giờ chiều đến nửa đêm, trừ các ngày thứ Bảy, khi Der Telegraf không phải chạy máy.
Danh sách những yêu cầu của Arno Schultz được thoả mãn trong vòng hai mươi chín ngày; tới lúc đó, lượng báo mỗi ngày đã lên được một trăm bốn mươi ngàn tờ. Trung uý Wakeham được giao phụ trách mảng phát hành, nên cứ sáng ra là đã có báo lưu hành trên đường phố. Khi được Dick cho biết chỉ số phát hành mới của Der Telegraf đại tá Oakshott hết sức vui mừng và đồng ý cho các nhân viên văn phòng nghỉ ba ngày.
Nghe tin này không ai vui bằng Charlotte. Từ khi nàng tới Berlin, hiếm khi Dick về nhà trước nửa đêm và thường rời nhà trước khi nàng thức giấc. Nhưng chiều thứ Sáu đó, anh xuất hiện ngoài khu nhà họ ở trong chiếc Mécxeđec mượn của ai đó, và sau khi chất các va li méo mó lên xe, hai người cho xe chạy về Lyon nghỉ cuối tuần với gia đình nàng.
Điều Charlotte lo là Dick không thể nghỉ ngơi yên được một vài phút, nhưng nàng mừng vì trong ngôi nhà nhỏ ở Lyon không có điện thoại. Tối thứ Bảy, cả gia đình đi xem bộ phim Cuộc hôn nhân hoàn hảo do David Niven thủ vai. Sáng hôm sau, Dick bắt đầu để ria mép.
Ngay khi trở lại Berlin, đại uý Armstrong, theo lời khuyên của đại tá Oakshott, bắt đầu thiết lập những mối quan hệ hữu ích trong từng khu vực của thành phố, một việc khá dễ dàng khi mọi người biết anh đang nắm trong tay tờ báo có một triệu độc giả .
Hầu hết những người Đức khi mới gặp, qua kiểu cách của anh, đều nghĩ anh hẳn phải là một vị tướng, còn những ai không nghĩ như thế thì đều được hiểu rằng anh đang có sự hỗ trợ của các tướng lĩnh chóp bu. Anh tìm cách để tên tuổi các sĩ quan, nhân viên văn phòng được nhắc đến thường xuyên trên tờ Der Telegraf, và sau đó hiếm khi họ do dự trước những yêu cầu của anh, cho dù đó là những yêu cầu thái quá. Anh còn tận dụng các nguồn khác của báo để cổ suý cho mình và vì có thể tự viết bài, anh nhanh chóng trở thành một nhân vật nổi tiếng trong một thành phố đầy những người lính vô danh.
Ba tháng sau ngày Armstrong gặp Arno Schultz, tờ Der Telegraf đều đặn ra sáu số một tuần, và anh đã có thể báo cáo với đại tá Oakshott rằng chỉ số phát hành của báo đã vượt quá con số hai trăm ngàn, và với nhịp độ này, không lâu nữa nó sẽ vượt mặt Der Berliner. Vị đại tá chỉ nói: "Nhất cậu đấy". Thực ra ông không biết chắc Armstrong đang làm những gì, nhưng ông cũng biết chi tiêu của viên đại uý trẻ này đã vượt quá 20 bảng một tuần.
Mặc dù Dick nói lại với Charlotte lời khen của đại tá, nhưng nàng có thể cảm nhận được anh đã mệt mỏi với công việc này. Khi Der Telegraf phát hành ngang với số của Der Berliner, các sĩ quan cao cấp ở cả ba khu vực đều vui vẻ mời đại uý Armstrong tới dự các buổi gặp gỡ của họ. Có gì đâu, chỉ cần nói nhỏ với anh ta một câu là ngày hôm đó nó đã có trên mặt báo. Kết quả là anh luôn có dư thừa xì gà La Havana, Charlotte và Sally không bao giờ thiếu đồ lót ni lông, Peter Wakeham tha hồ uống rượu gin Gordon, còn các nhân viên khác thì có đủ vốt ka và thuốc lá để mở hẳn một chợ đen ở khu vực của Anh.
Nhưng Dick thất vọng vì con đường công danh chẳng mấy tiến triển. Mặc dù việc đề bạt đã được bóng gió nhiều lần, nhưng kết quả vẫn chưa ra sao trong một thành phố vốn đã đầy thiếu tá và đại tá, những người chẳng phải làm gì, chỉ ngồi đó mà đợi ngày về nước.
Dick bắt đầu bàn với Charlotte khả năng trở về Anh, nhất là khi thủ tướng Công đảng mới đắc cử là Clement Attlee kêu gọi binh sĩ Anh hãy mau hồi hương vì có nhiều việc đang chờ đợi họ. Mặc dù cuộc sống ở Berlin khá dễ dàng, Charlotte rất vui với ý kiến đó và động viên Dick xin được sớm giải ngũ. Ngày hôm sau, anh xin được gặp đại tá.
"Cậu có chắc là cậu muốn thế không?" Oakshott hỏi.
"Chắc chắn, thưa ngài", Dick trả lời. "Giờ đây khi mọi việc đã vào guồng, Schultz hoàn toàn có thể quản lý tờ báo mà không cần có tôi".
"Nghe cũng có lý. Tôi sẽ đẩy nhanh các khâu hồ sơ".
Mấy tiếng sau, lần đầu tiên Armstrong nghe đến cái tên Klaus Lauber và anh hãm các khâu hồ sơ chậm lại.
Cuối buổi sáng hôm đó, khi anh tới xưởng in, Schultz cho biết lần đầu tiên họ đã bán vượt tờ Der Berliner, và ông nghĩ có thể đã đến lúc cho ra số báo Chủ nhật.
"Chẳng có lý gì để ông không làm việc đó", Dick mệt mỏi nói.
"Giá như tôi có thể thay đổi giá báo như đã làm trước chiến tranh". Schultz thở dài nói. "Với số lượng này, chúng ta có thể được lời lớn. Có thể ngài đại uý thấy khó tin, nhưng vào những ngày đó, tôi được coi là một người thành đạt và giàu có".
"Rất có thể sắp tới cũng thế, và lại còn nhanh hơn ông tưởng", Dick nói, mắt nhìn qua cửa sổ xuống đường phố đầy những khuôn mặt mệt mỏi. Anh sắp bảo với Schultz rằng mình sẽ giao lại toàn bộ tờ báo cho ông và trở về Anh thì ông ta bảo: "Tôi không chắc còn có được điều đó nữa".
"Sao không? Tờ báo thuộc quyền của ông, ai cũng biết việc hạn chế cổ phần của người Đức sắp được bãi bỏ".
"Có thể là như thế, đại úy ạ, nhưng điều không may là tôi không còn sở hữu cổ phần nào của công ty".
Armstrong ngừng lại và bắt đầu chọn từ cẩn thận. "Vậy sao? Tại sao ông lại bán hết cổ phần?" Anh hỏi, mắt vẫn nhìn qua cửa sổ.
"Tôi đâu có bán, mà là tặng".
"Tôi vẫn chưa hiểu", Armstrong nói, xoay hẳn người lại.
"Chuyện rất đơn giản. Sau khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã thông qua một đạo luật không cho phép người Do thái được sở hữu các tờ báo. Tôi buộc phải từ bỏ cổ phần của mình cho người thứ ba".
"Vậy bây giờ ai là người sở hữu tờ Der Telegraf?"
"Một người bạn cũ của tôi tên là Klaus Lauber", Schultz đáp. "Ông ta là nhân viên thuộc Bộ các công trình công cộng. Nhiều năm trước đây, chúng tôi quen nhau tại Câu lạc bộ Cờ vua, thường chơi vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu, điều mà tôi cũng không được phép tiếp tục sau khi Hitler lên nắm quyền".
"Nhưng nếu đã là thân thiết với nhau thì ông ta phải tìm cách trả lại cổ phần cho ông chứ”.
"Thực ra ông ấy cũng đã đưa tôi một số tiền tượng trưng, ngầm hiểu rằng sẽ trả lại cho tôi tờ báo một khi chiến tranh kết thúc".
"Và tôi tin ông ta sẽ giữ lời hứa, nhất là khi lại là bạn thân", Armstrong nói.
"Tôi cũng tin là như thế, nếu như chúng tôi không bặt tin nhau trong thời gian chiến tranh. Từ tháng Mười hai năm 1942, tôi không còn gặp ông ấy. Giống như những người Đức khác, ông ta cũng trở thành một con số thống kê nào đó".
"Nhưng ông phải biết ông ta sống ở đâu chứ?" Armstrong hỏi, tay gõ nhẹ chiếc gậy lên chân.
"Gia đình ông ấy rời Berlin ngay khi thành phố bắt đầu bị ném bom và chúng tôi cũng mất liên lạc từ đó. Có trời mà biết hiện giờ ông ấy ở đâu", ông ta thở dài nói thêm.
Dick cảm thấy đã có đủ mọi thông tin cần thiết. "A, mà bài báo về việc mở một sân bay mới thế nào rồi?' Anh hỏi để thay đổi chủ đề.
"Chúng tôi đã cử phóng viên ảnh ra hiện trường và tôi nghĩ sẽ phái thêm một phóng viên đến để phỏng vấn..." Schultz trả lời với vẻ nghiêm trang, nhưng đầu óc Armstrong thì còn đang ở đâu đâu. Ngay khi về đến văn phòng, anh yêu cầu Sally gọi cho Uỷ ban Quân quản Đồng minh tìm xem ai là người sở hữu tờ Der Telegraf.
"Tôi cứ nghĩ là Arno”, cô ta nói.
"Tôi cũng nghĩ thế, nhưng lại là không phải. Ông ta buộc phải bán cổ phần cho một người tên là Klaus Lauber ngay sau khi Hitler lên cầm quyền. Vì vậy tôi cần biết: một là, Lauber có phải vẫn còn giữ cổ phần không? Hai là, nếu còn, thì ông ta còn sống hay đã chết? Và ba là, nếu ông ta còn sống thì đang ở xó xỉnh nào? Mà này, Sally! Không được nói chuyện này với ai, kể cả trung uý Wakeham".
Phải mất ba ngày Sally mới xác định được thiếu tá Otto Klaus Lauber vẫn là chủ sở hữu của tờ Der Telegraf có đăng ký hợp pháp với Ủy ban Quân quản Đồng minh.
"Nhưng ông ta còn sống chứ?” Armstrong hỏi.
"Rất có thể là như thế, bởi vì ông ta hiện bị giam ở xứ Gan".
"Ở xứ Gan? Sao lại thế được nhỉ ".
"Hình như thiếu tá Lauber hiện đang trong trại cải tạo ở ngoại vi Bridgend, là nơi ba năm qua ông ta bị giam giữ vì bị bắt trong khi đang phục vụ trong quân đoàn châu Phi dưới quyền tướng Rommel".
"Cô còn biết gì thêm nữa?”.
"Chỉ có thế” Sally đáp. "Tôi nghĩ viên thiếu tá này không gặp may".
"Tốt lắm, Sally. Nhưng tôi vẫn còn muốn biết thêm về ông ta. Bất kể, từ ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, làm ở Bộ Các công trình công cộng bao lâu, cho đến ngày kết thúc ở Brigend. Hãy xử dụng hết mọi ưu thế mà chúng ta có, nếu cần thì thêm. Tôi sẽ đến chỗ Oakshott. Tôi còn gì phải lo nữa không?".
"Có một phóng viên trẻ của tờ Oxford Mail muốn gặp ông. Anh ta đã đợi cả tiếng rồi".
"Để đến ngày mai".
"Nhưng anh ta đã viết thư cho ông và ông đã nhận lời hẹn gặp".
"Để đến ngày mai", Armstrong nhắc lại.
Sally hiểu cái giọng ấy, và sau khi tống khứ được anh chàng Townsend đi, cô bỏ hết mọi việc, tập trung tìm hiểu về nghề nghiệp không mấy nổi tiếng của thiếu tá Klaus Lauber.
Khi Dick rời văn phòng, binh nhì Benson lái xe đưa anh qua sở chỉ huy đóng ở phía bên kia khu vực do Anh kiểm soát.
"Cậu đưa ra một yêu cầu rất quái gở", đại tá Oakshott nói sau khi nghe anh trình bày.
" Thưa ngài, tôi nghĩ ngài sẽ thấy rằng về lâu dài, việc này sẽ góp phần hàn gắn mối quan hệ giữa các lực lượng chiếm đóng và người dân Berlin".
"Thôi được. Tôi biết cậu hiểu những việc đó hơn tôi, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể đoán các ông chủ của chúng ta sẽ phản ứng thế nào? "
"Thưa, ngài có thể làm cho họ hiểu nếu chúng ta có thể cho người Đức thấy rằng chồng, con, cha họ, những tù nhân của người Anh, cũng được đốĩ xử công bằng và tử tế, thì đó sẽ là một thành công vang dội trong mối quan hệ công cộng, nhất là khi nhớ lại cách bọn Quốc xã đối xử với người Do thái".
"Tôi sẽ cố gắng hết sức", viên đại tá hứa. "Cậu muốn thăm bao nhiêu trại?".
"Tôi nghĩ chỉ cần bắt đầu từ một trại. Và trong tương lai, có thể thêm độ một hai trại nữa nếu chuyến đầu không thành công”. Anh mỉm cười. "Tôi hy vọng điều đó sẽ làm các ông chủ của chúng ta bớt lý do để lo lắng".
"Cậu có nghĩ ra một trại nào cụ thể không?" Viên đại tá hỏi.
"Tin tức tình báo cho biết lý tưởng nhất là bắt đầu từ trại nằm ngoài Bridgend vài dặm".
Vị đại tá mất nhiều thời gian hơn Sally để vận động cấp trên chấp thuận yêu cầu của đại uý Armstrong. Dick đọc đi đọc lại tất cả những ghi chép của Sally về Klaus Lauber để tìm một cách tiếp cận hợp ]ý nhất.
Lauber sinh năm 1896 tại thành phố Dresen. Ông ta đã phục vụ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, leo đến cấp bậc đại uý. Sau hoà ước, ông ta làm tại Bộ Các công trình công cộng ở Berlin. Tuy chỉ là quân dự bị, tháng Mười hai năm 1942 ông bị gọi vào lính với hàm thiếu tá. Sau đó, ông ta được chuyển đến Bắc Phi, chỉ huy một đơn vị chuyên xây dựng cầu đường, và sau này lại chính là đơn vị được lệnh phải phá huỷ chúng. Ông ta bị bắt hồi tháng Ba năm 1943 trong trận El-Aghelia, bị đưa về Anh và hiện bị giam trong trại gần Bridgend. Trong hồ sơ cá nhân của Lauber lưu giữ tại Văn phòng Bộ Chiến tranh ở Whitehall, không thấy nói gì tới những cổ phần của ông ta trong tờ Der Telegraf.
Sau khi đã đọc kỹ mọi chuyện, anh hỏi Sally một câu. Cô nhanh chóng tra trong sổ tay của Bộ Chiến tranh và đưa cho anh ba cái tên.
"Có ai trong số họ đã từng phục vụ trong Trung đoàn Nhà vua ở Bắc Stafford không?".
"Không", Sally đáp. "Nhưng có một người đã phục vụ trong Lữ đoàn bộ binh Hoàng gia và cũng dùng các phương tiện hậu cần như chúng ta".
"Tốt. Vậy thì anh ta là người đằng mình".
"Nhân tiện xin hỏi ông, tôi phải làm gì với anh chàng phóng viên của tờ Mail Oxford?"
Dick dừng lại. "Nói tôi tới khu vực của người Mỹ, và sẽ cố gắng thu xếp gặp anh ta vào ngày mai".
Rất ít khi Armstrong cùng ăn với các sĩ quan Anh, vì với ảnh hưởng của mình, lại được tự do đi lại trong thành phố, bao giờ anh cũng được mời chào tại các phòng ăn ở Berlin. Với các sĩ quan thì ai cũng biết, khi nói đến chuyện ăn uống, người ta bao giờ cũng tìm cớ để được có mặt tại khu vực của người Pháp. Tuy nhiên, vào cái tối thứ Ba đặc biệt đó, đại uý Armstrong đã đến phòng ăn khoảng sau sáu giờ, hỏi một hạ sĩ quan đang phục vụ tại quầy rượu có ai là đại uý Stephen Hallet không.
"Có, thưa ngài", anh ta trả lời. "Đại uý Hallet thường đến vào lúc sáu ruỡi. Tôi nghĩ ngài biết ông ấy làm việc tại văn phòng pháp lý", anh ta nói thêm cho Armstrong điều mà anh đã biết.
Armstrong vẫn ngồi tại quầy rượu, nhâm nhi ly uýtxki, mắt nhìn ra cửa mỗi khi có người bước vào. Rồi anh nhìn viên hạ sĩ với vẻ dò hỏi; anh này cứ lắc đầu hoài, cho tới khi một người hói đầu hơi sớm, gầy gò đến mức làm bộ quân phục số nhỏ nhất cũng trở nên rộng thùng thình, đi về phía quầy rượu. Anh ta gọi một chai Tom Collins, và người trông nom quầy nhìn Armstrong gật nhẹ. Anh chuyển đến ngồi cạnh Hallet.
Anh tự giới thiệu và nhanh chóng biết rằng Hallet hiện đang sốt ruột chờ lệnh giải ngũ, trở lại Lincoln's Inn Fields tiếp tục hành nghề luật sư.
"Để tôi xem có thể giúp đẩy nhanh thủ tục được không". Armstrong nói, thừa biết rằng ở văn phòng đó, anh hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng gì.
"Rất cám ơn anh bạn", Hallet nói. "Nếu anh cần tôi giúp gì để đáp lại thì đừng ngại cho tôi biết".
"Chúng ta ăn một chút gì chứ?" Armstrong gợi ý, rồi bỏ chiếc ghế cao, đưa anh chàng luật sư về phía chiếc bàn ở góc phòng yên tĩnh. Armstrong gọi món ăn, bảo viên hạ sĩ mang cho một chai vang từ giá rượu đặc biệt. Anh dẫn dụ anh chàng luật sư vào chủ đề mà anh thực sự cần tư vấn.
"Tôi quá hiểu những vấn dề mà những người Đức này gặp phải, vì tôi cũng là dân Do thái", Armstrong nói trong khi rót thêm rượu vào cốc cho anh bạn.
"Anh làm tôi thật sự ngạc nhiên", Hallet bảo. "nhưng đại uý Armstrong này", anh ta nói thêm trong khi nhấp rượu, “anh rõ ràng là một người đầy những chuyện ngạc nhiên".
Armstrong chăm chú nhìn sang, nhưng không thấy nét giễu cợt nào. "Anh có thể giúp tôi trong một trường hợp khá thú vị mới đưa tới văn phòng của tôi", anh ướm thử.
“Tôi sẽ rất vui nếu giúp được anh". Hallet trả lời.
"Thế thì tốt quá", Armstrong nói, không động đến cốc rượu. "Tôi muốn biết một người Do thái Đức có quyền gì nếu trước chiến tranh anh ta phải bán cổ phần của mình trong công ty cho một người không phải Do thái. Bây giờ khi chiến tranh kết thúc, anh ta có quyền đòi lại không?"
Tay luật sư dừng một lát, và lần này có vẻ hơi bối rối. "Chỉ khi người mua tử tế bán lại cho anh ta, nếu không thì không thể làm gì khác. Đó là luật Nuremberg năm 1935, nếu tôi nhớ chính xác".
"Có vẻ không được công bằng lắm", Armstrong nói gọn lỏn.
"Đúng vậy”, anh ta vừa uống vừa trả lời. "Quả thật không công bằng. Nhưng đó là luật từ thời đó, sự thể bây giờ đã khác, nhưng không có một quyền lực dân sự nào bác được nó. À, mà thứ vang đỏ này ngon thật đấy. Anh kiếm đâu ra thế?"
"Một người bạn ở khu người Pháp xem ra có nguồn cung cấp vô tận. Nếu anh thích, tôi sẽ gửi biếu anh một thùng".
Sáng hôm sau, đại tá Oakshott nhận được lệnh cho phép đại uý Armstrong thăm một trại cải tạo ở Anh vào bất cứ thời gian nào trong tháng tới. "Nhưng họ chỉ cho cậu quanh quẩn ỏ Bridgend thôi", ông nói thêm.
"Tôi hiểu", Armstrong đáp.
Vị đại tá đọc trong tờ ghi nhớ trước mặt rồi nói thêm. "Và họ cũng nói rất rõ là cậu không thể nói chuyện với quá ba tù binh, và không với ai vượt quá cấp bậc đại tá - đó là nghiêm lệnh từ cơ quan an ninh".
"Tôi nghĩ dù có hạn chế đó, tôi cũng vẫn làm được".
"Ta hãy hy vọng việc này xem ra bõ công sức của cậu, Dick ạ. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ".
"Tôi hy vọng sẽ chứng tỏ là ngài sai".
Trở lại văn phòng, anh yêu cầu Sally chuẩn bị các giấy tờ đi lại cho anh.
" Ông muốn đi khi nào?" Cô hỏi.
"Ngày mai".
"Tôi hỏi câu ngốc quá", cô ta nói.
Sally mua vé cho anh đi Lonđon chuyến ngày hôm sau, sau khi một vị tướng ra lệnh hoãn chuyến bay vào phút chót. Cô cũng sắp xếp xe đón và đưa anh thẳng đến xứ Gan.
"Nhưng đại uý không có tiêu chuẩn dùng xe có tài xế riêng", anh nói khi Sally trao cho anh giấy tờ đi lại.
"Có đấy, khi một vị thiếu tướng muốn có ảnh con gái mình trên trang nhất tờ Der Telegraf vào lúc cô ta tới thăm Berlin tháng sau".
"Ông ta muốn vậy để làm gì?"
"Tỏi đoán vì ông ta không thể gả chồng cho con gái ở Anh", Sally trả lời. "Và như tôi phát hiện, ở đây cứ cái gì trùm váy là khối người nhảy xổ vào".
Armstrong cười phá lên. "Sally, nếu tôi phải trả công cho cô, thì cô sẽ được tăng lương. Còn bây giờ có gì thêm về Lauber không? Cái gì cũng tốt".
Trong bữa ăn tối hôm đó, Dick nói với Charlotte rằng một trong những lý do anh đi Anh lần này là xem có thể kiếm được việc khi hoàn tất mọi thủ tục giải ngũ không. Tuy cố gượng cười, gần đây nàng không biết chắc anh có kể hết mọi chuyện với vợ không. Nếu gặng hỏi, anh thường thoái thác bằng việc dùng nhũng từ như "Tối mật" và lấy ngón tay gõ lên đầu mũi như anh thấy đại tá Oakshott thường làm.
*
**
Sáng hôm sau, binh nhì Benson đánh xe đưa anh ra sân bay. Tiếng loa thông báo trong phòng đợi: "Mời đại uý Armstrong đến trạm điện thoại quân sự nơi gần nhất trước khi lên máy bay". Giá như máy bay của anh không đang lăn bánh trên đường băng, thì chắc anh đã nghe cú điện thoại đó.
Ba tiếng sau anh tới London. Anh tiến về phía một hạ sĩ đang tựa lưng vào chiếc Austin bóng lộn, tay giơ cao tấm biển đề chữ "Đại uý Armstrong". Viên hạ sĩ đứng nghiêm chào khi thấy người sĩ quan tiến về phía mình.
"Tôi cần đến Bridgend ngay", anh nói trước khi người lái xe kịp mở miệng. Xe bon bon trên đường A40, và vài phút sau Armstrong thiếp đi. Mãi tới khi người lái xe gọi: "Chỉ còn vài dặm nữa là chúng ta đến nơi”, anh mới tỉnh dậy.
Khi xe chạy vào trại, anh bỗng nhớ lại ngày mình còn ở trại Liverpool. Nhưng lần này xe của anh chạy qua cổng, lính gác đứng nghiêm chào. Hạ sĩ cho xe đỗ trước văn phòng của chỉ huy trại.
Khi anh bước vào, một đại uý từ sau bàn đứng đậy chào. "Tôi là Roach. Rất vui mừng được làm quen với anh". Armstrong nắm chặt bàn tay anh ta chìa ra. Đại uý Roach không đeo huân chương trên quân phục và xem ra chưa hề qua eo biển Măngxơ lần nào, chưa nói gì đến vượt biển đối mặt với kẻ thù. "Không ai nói rõ xem tôi có thể giúp anh bằng cách nào", anh ta nói khi dẫn Armstrong tới chiếc ghế mềm cạnh lò sưởi.
"Tôi muốn xem danh sách các tù binh phân về trại này", Armstrong nói mà không mất thì giờ vào những chuyện vớ vẩn. "Tôi có ý định gặp ba tù binh để chuẩn bị một báo cáo trình Uỷ ban Quân quản ở Berlin".
''Việc đó thì dễ thôi", đại uý nói. "Nhưng sao họ lại chọn Bridgend? Phần lớn tướng lĩnh quốc xã giam ở Yorkshire cơ mà".
"Tôi có biết việc đó, nhưng không được quyền lựa chọn".
"Vậy thì được. Nào, anh định phỏng vấn loại nào, hay là tôi cứ chọn đại cho anh?". Đại uý Roach trao cho anh danh sách, và Armstrong nhanh chóng lần tay theo những tên đã được đánh máy. Anh mỉm cười. "Tôi sẽ gặp một hạ sĩ quan, một trung uý và một thiếu tá", anh nói, đánh dấu vào ba cái tên rồi đưa lại danh sách cho viên đại uý.
Ronch nghiên cứu ba tên đó. "Hai người đầu thì dễ thôi, nhưng tôi e rằng anh không thể gặp thiếu tá Lauber được".
"Tôi hoàn toàn được phép..."
"Cho dù anh có được thủ tướng Attlee cho phép thì cũng vậy thôi", đại uý Roach cắt ngang. "Về trường hợp Lauber, tôi không thể giúp gì được anh".
"Sao lại không?", Armstrong sửng cồ.
"Bởi vì ông ta đã chết cách đây hai tuần. Thứ Hai vừa rồi, tôi đã đưa thi hài ông ta về Berlin".
= 0. 3m
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment